Vn-Index xuống dốc, nhà đầu tư đẩy mạnh “bắt đáy”
Sau khi mất ngưỡng 600 điểm, VN-Index tiếp tục giảm mạnh thúc đẩy nhà đầu tư “bắt đáy”.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Hôm qua, VN-Index chính thức “thủng đáy” 600 điểm. Một số nhà đầu tư kỳ vọng VN-Index sẽ nhanh chóng bật dậy nên đầu giờ sáng nay, lực cầu giá cao được đổ vào thị trường khiến VN-Index lấy lại sắc xanh. Dừng đợt 1, VN-Index tăng 0,63 điểm lên 594,88 điểm.
Tuy nhiên, thị trường không diễn ra như những gì một số nhà đầu tư mong đợi. Càng tới cuối phiên, chỉ số này càng rơi mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch 19/11, VN-Index giảm 5,9 điểm, tương ứng 0,99% và đóng cửa ở mức 588,35 điểm. Thanh khoản trên sàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đi lên.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 162.360.597 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.888,96 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 29.553.367 cổ phiếu, tương ứng 506,78 tỷ đồng, tăng vọt và đứng ở mức khá cao. Toàn sàn ghi nhận 69 mã tăng giá, 69 mã đứng giá và 147 mã giảm giá.
Sáng nay, lực cầu giá cao được đổ vào thị trường khiến VN-Index lấy lại sắc xanh (Ảnh minh họa)
Sau một phiên lao dốc, tốc độ rơi của blue-chip đã chậm lại. Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/11, VN30-Index giảm 4,18 điểm, tương ứng 0,67% dừng ở mức 623,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch của nhóm VN30 đạt 82.821.550 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.483 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hôm qua và đứng ở mức khá cao. Nhóm VN30-Index có 5 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 13 mã giảm giá.
Số lượng blue-chip đi lên được cải thiện so với hôm qua nhưng vẫn rất khiêm tốn chỉ là 5 mã. KDC tăng 1.500 đồng/CP lên 56.000 đồng/CP. FLC tăng 300 đồng/CP lên 12.300 đồng/CP. VSH tăng 100 đồng/CP lên 14.500 đồng/CP. EIB tăng 100 đồng/CP lên 11.600 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, blue-chip giảm đáng kể. VNM giảm 2.000 đồng/CP xuống 101.000 đồng/CP. PVD giảm 1.500 đồng/CP xuống 88.500 đồng/CP. HPG giảm 1.500 đồng/CP xuống 55.500 đồng/CP. MSN giảm 1.000 đồng/CP xuống 80.000 đồng/CP. CSM giảm 800 đồng/CP xuống 44.900 đồng/CP. HSG giảm 900 đồng/CP xuống 48.900 đồng/CP.
Hôm nay giao dịch thỏa thuận tiếp tục bứt phá. EIB dẫn đầu với 24,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 279,560 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công. Đứng sau EIB là VNM và SAM với khối lượng lần lượt đạt 1,75 triệu đơn vị và 1 triệu đơn vị.
Sàn Hà Nội
Hôm nay sàn Hà Nội cũng sớm bị nhấn chìm trong sắc đỏ. Các chỉ số chủ chốt tiếp tục đi xuống khi lực bán áp đảo lực mua. Chốt phiên giao dịch 19/11, HNX-Index giảm 0,61 điểm, tương ứng 0,67% và đóng cửa ở mức 89,64 điểm. HNX-Index đánh mất ngưỡng 90 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội tiếp tục biến động chậm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 79.805.668 cổ phiếu, tương ứng 1.188,52 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng tăng nhẹ về giá trị. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 3.732.458 cổ phiếu, tương ứng 45,4 tỷ đồng, đứng ở mức khá thấp. Toàn sàn ghi nhận 73 mã tăng giá, 75 mã đứng giá và 118 mã giảm giá.
HNX30-Index có tốc độ đi xuống mạnh hơn HNX-Index. Chốt phiên ngày 19/11, HNX30-Index giảm 1,33 điểm, tương ứng 0,73% và đóng cửa ở mức 181,52 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 51.339.300 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 871,75 tỷ đồng, tăng nhẹ và vẫn chiếm tỷ trọng cao trên sàn Hà Nội. Trong nhóm ghi nhận 3 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 24 mã giảm giá.
Hôm nay, HMH thay thế NTP để trở thành blue-chip tăng mạnh nhất. HMH tăng 2.600 đồng/CP lên 30.000 đồng/CP, chỉ thấp hơn giá trần 100 đồng/CP. Khối lượng giao dịch của cổ phiếu này rất thấp, chỉ đạt chưa tới 8.000 đơn vị. Đứng sau HMH là KLF tăng 700 đồng/CP lên 16.000 đồng/CP, PLC tăng 1.400 đồng/CP lên 34.400 đồng/CP.
Các blue-chip trên còn lại trên sàn Hà Nội chỉ giảm nhẹ. PVB giảm 2.100 đồng/CP xuống 56.200 đồng/CP. HUT giảm 500 đồng/CP xuống 13.600 đồng/CP. BVS giảm 500 đồng/CP xuống 14.800 đồng/CP. PVS giảm 500 đồng/CP xuống 39.400 đồng/CP. VND giảm 300 đồng/CP xuống 13.400 đồng/CP.