TTCK chiều 3/10: Lực cầu đuối dần

Lực cầu suy yếu trong phiên giao dịch buổi chiều khiến các cổ phiếu bluechip dần hạ nhiệt và tìm về quanh mức tham chiếu.

Hết thời gian giao dịch khớp lệnh, VN-Index đứng ở mức 386,06 điểm, tăng 1,74 điểm (+0,45%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,13 triệu đơn vị, trị giá 478,58 tỷ đồng.

Chốt phiên lúc 14h15, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 385,37 điểm, tăng 1,05 điểm (0,27%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,721 triệu đơn vị, trị giá 567,640 tỷ đồng.

Trong số 310 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 145 mã tăng (chiếm 46,8%), 64 mã giảm, 75 mã đứng giá và 26 mã không có giao dịch.

TTCK chiều 3/10: Lực cầu đuối dần - 1

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 54,19 điểm, tăng 0,25 điểm (0,46%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,871 triệu đơn vị, trị giá 143,850 tỷ đồng.

Số mã tăng trên HNX là 119 (chiếm 30,4% trong tổng số 392 mã niêm yết), số mã giảm là 63 số mã đứng giá là 64 và không có giao dịch là 146 mã.

TTCK chiều 3/10: Lực cầu đuối dần - 2

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 1,30 điểm xuống còn 374,10 điểm (-0,35%). Trong đó có 30 mã tăng giá, 10 mã giảm và 10 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như DPR (4,7%), PHR (4,1%), HPG (4,0%), SSI (3,9%) và SHB (3,3%). Giảm mạnh nhất là các mã như NVB (-6,9%), ITA (-4,9%), VIC (-3,7%), DHG (-3,5%) và PVF (-1,4%).

Chỉ số VN30-Index tăng 1,47 điểm (0,33%) lên mức 450,44 điểm, với 21 mã tăng giá, 5 mã giảm giá và 4 mã đứng giá.

Chỉ số HNX30-Index tăng 1,15 điểm (1,16%), lên mức 100,71 điểm, với 17 mã tăng, 3 mã giảm và 10 mã đứng giá.

Cổ phiếu hiện giao dịch nhiều nhất trên HOSE là ITA với 2,643 triệu đơn vị, đứng ở mức 3.900 đồng/cp (-4,88%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã VND với 2,568 triệu đơn vị, đứng ở mức 8.500 đồng/cp (2,41%).

10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất chiếm tới 38,07% tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE, còn trên sàn HNX con số này là 62,77%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là FDC tăng 900 đồng (+5,00%) lên 18.900 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 5.020 đơn vị.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX là PSG, tăng 100 đồng (+8,33%) lên 1.300 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 23.800 đơn vị.

Riêng giao dịch thỏa thuận, có 13 giao dịch trên HOSE với 10,289 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 220,29 tỷ đồng và 49 giao dịch trên HNX với 0,217 triệu cổ phiếu, trị giá 1,67 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu STB được giao dịch thỏa thuận với khối lượng 9.490.840, trị giá 180,3 tỷ đồng (chiếm 94,6% tổng khối lượng giao dịch trong ngày).

Mã STB chốt phiên đứng ở mức 20.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 544.470 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 0.480 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 19.700-20.000 đồng, hiện STB đã tăng so với mức đáy trong ngày là 1,52% và tăng so với khi mở cửa là 1,01%.

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 1.525.440 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 174.700 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE).

Mã PVS được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 170.100 đơn vị (chiếm 25,7% tổng khối lượng giao dịch). Hiện đứng ở mức giá 15.400 đồng/cp (0,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 661.200 đơn vị. Tiếp theo là các mã MBB (250.000 đơn vị), PGD (126.160 đơn vị), PVD (141.690 đơn vị), SBT (82.000 đơn vị).

Mã THV được khối ngoại bán ra nhiều nhất với 170.000 đơn vị (chiếm 44,5% tổng khối lượng giao dịch). Hiện đứng ở mức giá 1.200 đồng/cp (0,0%), tổng khối lượng giao dịch đạt 382.000 đơn vị. Tiếp theo là các mã CAN (1.000 đơn vị), PVG (1.000 đơn vị), DLR (500 đơn vị), S55 (500 đơn vị).

Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 24.432 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 1.927 đơn vị, trị giá khoảng 200 triệu đồng.

Xét 3 mức giá hiện thị trên bảng điện tử, có thể thấy thị trường đang có cầu lớn hơn cung 1,1 lần. Cụ thể, tổng giá trị cầu đạt 168,537 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị cung đạt 159,019 tỷ đồng.

Chốt phiên, cổ phiếu có lượng chênh lệch cung-cầu lớn là VND, trong đó lượng cầu đạt 8,676 tỷ đồng, lượng cung chỉ đạt 2,818 tỷ đồng. Giá mua bình quân là 8.290 đồng/cp, giá bán bình quân là 8.650 đồng/cp (cao hơn giá mua khoảng 4,4%).

Ở chiều ngược lại, mã VIC lại đang có lượng cung lớn đạt 5,234 tỷ đồng, trong khi lượng cầu chỉ đạt 0,090 tỷ đồng. Giá mua bình quân là 78.430 đồng/cp, giá bán bình quân là 79.740 đồng/cp (cao hơn giá mua khoảng 1,7%).

Có 63 mã trên bảng điện tử không có dư bán và 136 mã không có dư mua. Trong đó, mã DHM đang có dư mua lớn đạt 5,008 tỷ đồng, giá mua bình quân đạt 13.120 đồng/cp (cao hơn giá tham chiếu 4,2%) nhưng không có lượng cung.

Mã GBS tiếp tục có dư bán đạt 2,095 tỷ đồng, giá bán bình quân đạt 11.480 đồng/cp (thấp hơn giá tham chiếu 4,4%) nhưng không có lượng cầu.

Các cổ phiếu chứng khoán khác vẫn duy trì đà tăng điểm. Mã KLS phiên này tăng 200 đồng/cp (+2,63%) lên 7.800 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 2.365.400 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 30.000 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 7.400-8.000 đồng, hiện KLS đang tăng so với mức đáy trong ngày là 5,41% nhưng giảm so với mức đỉnh là 2,50% và tăng so với khi mở cửa là 2,63%.

Mã SSI phiên này tăng 600 đồng/cp (+3,90%) lên 16.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 1.168.180 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 2.870 cổ phiếu. Diễn biến giao dịch trong biên độ 15.400-16.100 đồng, hiện SSI đang tăng so với mức đáy trong ngày là 3,90% nhưng giảm so với mức đỉnh là 0,62% và tăng so với khi mở cửa là 2,56%.

Nhóm các cổ phiếu ngân hàng cũng duy trì mức tăng nhẹ, hoặc đứng giá. Mã EIB tăng 100 đồng/cp (+0,70%) lên 14.400 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 698.790 đơn vị.

Mã SHB tăng 200 đồng/cp (+3,28%) lên 6.300 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 277.500 đơn vị. Diễn biến giao dịch trong biên độ 5.900-6.300 đồng, hiện SHB đang tăng so với mức đáy trong ngày là 6,78% và tăng so với khi mở cửa là 3,28%.

Mã ACB đứng giá ở mức 15.800 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 709.600 đơn vị. Mã MBB giữ nguyên mức giá 13.200 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt 408.390 đơn vị (nước ngoài mua vào 250.000 cổ phiếu).

TTCK chiều 3/10: Lực cầu đuối dần - 3

Theo CTCK Maybank KimEng Việt Nam (MBKE), thị trường hồi phục sau bốn phiên giảm điểm liên tục, khi VN-Index đang cận kề với cạnh dưới 380 điểm. Trong trường hợp hồi phục, giá vẫn chỉ dao động trong một giai đoạn tích lũy và kháng cự vẫn đặt tại 405 điểm. Tuy nhiên, đối với HNX-Index, đây là một sự điều chỉnh kỹ thuật trong xu hướng giảm.

Theo MBKE, xu hướng trên cả hai chỉ số không có gì thay đổi. Các nhà đầu tư vẫn nên giữ quan điểm thận trọng hơn là chấp nhận rủi ro khi HNX-Index vẫn trong xu hướng giảm và VN-Index chỉ chạy đi chạy lại trong một khoảng tích lũy hẹp. 

TTCK chiều 3/10: Lực cầu đuối dần - 4

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn (Đầu tư chứng khoán)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN