“Ông vua ngành thép” đã hết thời?

Với nhu cầu thép sụt giảm mạnh, không ít doanh nghiệp ngành thép đang phải hứng chịu tổn thất nặng nề, ngay cả ông lớn như Lakshmi Niwas Mittal - vốn được mệnh danh là “ông vua ngành thép” của Ấn Độ. Dưới đây là báo cáo về sự sụp đổ của Lakshmi Niwas Mittal kể từ khi ông sở hữu 41% phần trăm cổ phần của ArcelorMittal.

Năm 2006, Mittal sở hữu Arcelor và trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Sau đó, vào năm 2008, ông tậu biệt thự đắt nhất trên "con phố tỷ phú" – khu vườn cung điện Kensington tại Luân Đôn, nước Anh. Tuy nhiên, hiện ông đang rao căn hộ này bởi những tổn thất mà ông đang phải đối mặt do nhu cầu thép sụt giảm.

“Ông vua ngành thép” đã hết thời? - 1

Biệt thự của biểu tượng ngành thép Mittal tại Luân Đôn, nước Anh – một trong những dinh thự đắt đỏ nhất hành tinh (The Richest)

Theo xếp hạng của tờ Sunday Times của Anh, “ông vua ngành thép" Mittal từng người giàu nhất nước Anh trong tám năm liên tiếp. Thật không may, do thua lỗ lớn trong sản xuất thép, ông hiện rớt xuống ở vị trí thứ tư với tài sản 10 tỷ bảng Anh (tương đương15,3 tỷ USD), thấp hơn năm ngoái 2,7 tỷ bảng
(4,1 tỷ USD).

"Vậy là sau tám năm trên đầu trang của Sunday Times Rich List, ông vua ngành thép không còn là số 1", báo cáo cho biết. Theo các nhà phân tích, Mittal đang gánh chịu khoản nợ 5 tỷ USD.

Mittal và vợ Usha có 41% cổ phần trong Arcelor. Năm 2012, giá trị cổ phần của họ đạt 50 tỷ USD thì chỉ sau 1 năm đã “bốc hơi” 80%, xuống còn 11 tỉ USD. Trong năm 2012, công ty này đã thiệt hại khoảng 4 tỷ USD. Năm ngoái, ông đứng thứ 21 trong danh sách triệu phú và giờ thì tụt dốc thảm hại xuống vị trí thứ 42.

“Ông vua ngành thép” đã hết thời? - 2

Giá trị cổ phần của “vua thép” Mittal và vợ Usha đã bốc hơi 80% chỉ sau 1 năm, hiện chỉ còn 11 tỷ USD (The Richest)

Mới đây nhất vào ngày 17/7, công ty ArcelorMittal của ông đã công bố rút lui khỏi dự án xây dựng nhà máy thép có công suất 12 triệu tấn/năm với tổng giá trị đầu tư lên đến 12 tỷ USD.

Hai tuần sau, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này tiết lộ với báo giới rằng hai dự án khác của công ty tại Karnataka và Jharkhand (tổng giá trị đầu tư đạt 18 tỷ USD) cũng “không mấy khả quan”. Ông Mittal cho biết nhiều khả năng ông sẽ tính đến việc dừng lại hai dự án nói trên nếu không tình hình không được cải thiện.

Nhằm cứu mình ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính này, Lakshmi Niwas Mittal đã phải làm hai việc:

1 - Đóng cửa một số chi nhánh công ty tại Pháp do nhu cầu sản phẩm thấp.

2 - Rao bán một loạt các bất động sản, trong đó có biệt thự tại khu vườn cung điện Kensington.

Đây là ngôi biệt thự mà Mittal từng mua cho con trai Aditya Mittal - giám đốc tài chính của ArcelorMittal. Mittal mua nhà từ tài phiệt tài chính người Mỹ gốc Israel Noam Gottesman với giá 205 triệu USD. Lúc bấy giờ, các nhà phân tích bất động sản đã gọi thương vụ này là “vung tiền quá tay” bởi Mittal trả mức giá cao hơn giá thực tế của khu vực đó. Vậy mà giờ ông phải ngậm ngùi chịu khoản lỗ 13 triệu USD để rao bán nó với giá 192 triệu USD do giá bất động sản sụt giảm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Huệ ( Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN