Nhật sẽ tăng thuế sau GDP “đáng thất vọng”?

Sáng ngày 12/8, số liệu phát đi từ văn phòng nội các Nhật Bản cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2 của quốc gia này đang chậm lại so với dự báo. Điều này đang làm dấy lên những nghi ngờ về kế hoạch kích thích kinh tế đầy tham vọng của đất nước và khả năng tăng thuế tiêu thụ theo kế hoạch.

Tăng trưởng GDP quý II thấp hơn dự báo

Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 2,6% trong quýII/ 2013, văn phòng Nội các cho biết. Đây là mức tăng trưởng đáng thất vọng so với dự báo 3,6% của Reuteurs và mức tăng 4.1% của quý I/2013.

Tăng trưởng theo quý cũng thấp hơn so với kỳ vọng, chỉ đạt 0.6% so với mức 0.9% mà các nhà phân tích dự báo trước đó.

Ngay sau khi Nhật Bản công bố số liệu GDP quý II thấp hơn dự báo, đồng yên tăng trở lại, trong khi các chỉ số chính trên thị trường cổ phiếu nước này đồng loạt giảm mạnh. Chỉ số Nikkei mở phiên giảm 1,1%, Topix giảm 1%.

Nhật sẽ tăng thuế sau GDP “đáng thất vọng”? - 1

 Nhật Bản không đạt được kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong quý II/2013 (Money CNN)

Kế hoạch tăng thuế “lung lay”

Với kết quả này,các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng các nhà chính sách sẽ trì hoãn hoặc tạm dừng việc tăng thuế, vốn có thể sẽ làm tổn thương nền kinh tế ở giai đoạn này.

Kinh tế trưởng tại công ty Itochu, ông Yoshimasa Maruyama, cho rằng tăng trưởng chậm lại có thể sẽ làm dấy lên tranh cãi về việc hoãn hay giảm quy mô chương trình tăng thuế.

Trước đó, chính phủ Nhật đã lên kế hoạch tăng gấp đôi thuế tiêu thụ lên 10% vào năm 2015. Cụ thể, mức thuế mà người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được điều chỉnh tăng trong 2 giai đoạn, trước mắt là lên mức 8% trong tháng 4/ 2014. Tuy nhiên, kế hoạch này đi kèm một điều khoản cho phép hủy bỏ thực thi nếu tình hình kinh tế gặp bất lợi.

Trong trường hợp Chính phủ Nhật vẫn theo đuổi đến cùng kế hoạch tăng thuế, điều này sẽ góp phần thúc đẩy doanh thu và chứng minh rằng Nhật Bản cam kết với những cải cách tài chính mà mình đưa ra. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có thể làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Kinh tế Nhật Bản đã sa lầy vào tình trạng bất ổn do giá cả sụt giảm và đồng Yên mạnh lên trong nhiều năm. Tuy nhiên, triển vọng của một trong những nền kinh tế đầu tàu của châu Á đã sáng lên đáng kể sau khi Thủ tướng Shinzo Abe công bố kế hoạch chi tiêu mới của chính phủ và khuyến khích ngân hàng trung ương mở ra một làn sóng mua tài sản. Tăng trưởng đã nhích lên, đồng yên đã giảm mạnh và cổ phiếu đã đạt mức cao trong nhiều năm. Nhưng trụ cột thứ ba của Abenomics - cải cách cơ cấu – có vẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nếu Chính Phủ Nhật đứng ra hỗ trợ tài chính để tăng thuế, một số nhà kinh tế cho rằng rằng Quốc hội Nhật Bản sẽ khó mà theo đuổi đến cùng những chính sách cải cách khác.

Việc tăng thuế sẽ là bước đi đầu tiên nhằm kìm hãm đà tăng của nợ chính phủ, vốn đã chạm ngưỡng 1 triệu tỷ yên lần đầu tiên trong lịch sử, theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật phát đi hôm thứ 6.

Tokyo hiện đang phát hành 83 nghìn tỷ yên trái phiếu chính phủ, và thu ngân sách của quốc gia chắc chắn không đủ để bù đắp cho khoản nợ khổng lộ này. Tổng nợ công của Nhật Bản dự kiến đạt 230% GDP vào năm 2014 sau nhiều năm thâm hụt liên tục.

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cùng các nhà theo dõi nợ khác đã cảnh báo rằng Nhật Bản cần phải mạnh tay hơn để xoa dịu tình trạng nợ nần chồng chất của nước này. "Ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng gia tăng của tỷ lệ nợ trên GDP là việc vô cùng cấp thiết", OECD nhấn mạnh.
 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Huệ (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN