Mỹ có thể mất 4,2% GDP

Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nếu mức trần nợ không được nâng lên, con số thiệt được ngân hàng Goldman dự tính lên tới 4,2% GDP.

Mỹ sắp chạm mức trần nợ

Chính phủ Mỹ phải đóng cửa là hệ của của việc Quốc hội nước này không đạt được thỏa thuận về ngân sách. Nhưng đấy mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, khi mà hệ quả của việc đóng cửa này không chỉ dừng lại ở rủi ro về chính trị, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế. Mức trần nợ được thiết lập từ năm 1917 là 11,5 tỷ USD. Cho đến nay, Quốc hội Mỹ đã cho phép kho bạc linh hoạt hơn trong việc phát hành nợ mới. Nợ công của Mỹ sắp chạm mức trần, điều này có nghĩa kho bạc Mỹ không thể huy động tiền bằng cách phát hành nợ.

Các nhà kinh tế học cũng như các nhà hoạch định chính sách đều đã đồng ý rằng việc thất bại trong thỏa thuận nâng trần nợ sẽ khiến quốc gia này đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và toàn bộ nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày 17 tháng 10 là thời điểm chạm mức trần nợ của Mỹ, và nhiều người đang tự tin rằng Quốc hội sẽ không để điều này xảy ra bởi những nguy cơ của nó.

Nhưng xét trên những chuyện đã xảy ra, thì chẳng ai có thể nói trước là Quốc hội có thông qua việc nâng trần nợ hay không.

Mỹ có thể mất 4,2% GDP - 1

Liệu có xảy ra khủng hoảng tài chính từ vấn đề nợ công của Mỹ? (Ảnh: telegraph)

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ chạm trần nợ?

Chuyên gia kinh tế học của Goldman Sachs, Alec Phillips và Kris Dawsey đã đưa ra những ước tính về thiệt hai của nền kinh tế nếu như vấn đề không được giải quyết và chính phủ chạm trần nợ.

“Nếu trần nợ không được tăng lên trước khi Kho bạc Mỹ cạn tiền mặt, Kho bạc Mỹ sẽ buộc phải tìm cách bù thâm hụt ngân sách và tránh chạm trần nợ. Lượng tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách có thể tương đương với 4,2% GDP. Ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng quý còn lớn hơn nhiều. Nếu tình hình không được đảo ngược thì một thời kỳ suy thoái kinh tế có thể sẽ bắt đầu”.

Đến cuối tháng 10, nếu mức trần nợ không được nâng lên, cho dù chính phủ Mỹ vẫn có quyền hạn để chi trả các khoản thanh toán đến hạn, song họ không có đủ tiền để thực hiện nghĩa vụ đó. Kho bạc Mỹ sẽ chỉ nhận được 65% số tiền mà họ cần cho việc chi trả, một bước kéo lùi nghiêm trọng về tài chính. Để tránh thâm hụt ngân sách, chính phủ cần phải tiếp tục cắt giảm sâu các khoản chi tiêu hiện tay.

Để không bị chạm trần nợ trong 1 tháng nữa mà không cần thông qua việc nâng mức trần, nước Mỹ sẽ phải chịu mức thiệt hại tương đương 1,7% GDP quy đổi theo hàng năm. Nếu Kho bạc Mỹ quyết định bỏ qua việc trả lãi và chi trả các khoản khất nợ thì con số thiệt lại là 4,2% GDP.

Toàn thế giới vẫn đang nín thở lo lắng liệu một cuộc khủng hoảng tài chính mới xuất phát từ nợ công của Mỹ có xảy ra hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Muôn Xuân (Theo Business Insider) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN