Kinh đô Paris trị giá bao nhiêu?

Nếu kinh đô hoa lệ Paris được đem bán, thì bạn có thể sở hữu với mức giá mới được ước tính là khoảng 956 tỷ USD.

Cái giá 956 tỷ USD của thành Paris được ước tính bởi nhà sử học nổi tiếng của Pháp, ông Patrice de Moncan hợp tác cùng người đứng đầu Liên đoàn bất động sản Pháp, ông Gilles Ricour de Bourgies đưa ra trong cuốn sách xuất bản vào tháng này mang tên “Que Vaut Paris?” (có nghĩa là Thành Paris trị giá bao nhiêu). Con số này là tổng trị giá các tài sản bao gồm cả phần giá trị lịch sử cốt lõi của khu vực đô thị.

Kinh đô Paris trị giá bao nhiêu? - 1

Ảnh:  Mark Byrnes

Bạn có thể sở hữu toàn bộ nhà ở, căn hộ của Paris với giá khoảng 710 tỷ USD, còn các khu văn phòng thì có giá là 192 tỷ USD. 84 nghìn cửa hàng với các bộ sưu tập trị giá gần 54 tỷ USD.

Con số này nghe có vẻ quá rẻ so với một thành phố chất chứa đầy các tòa nhà lịch sử như Paris. Còn chưa kể đến tác giá đã không tính giá trị của các tượng đài, các cơ sở hạ tầng như ga tàu vào trong số tổng, cho dù họ đưa ra định giá thêm 30 hạng mục khác ở mục dự án phụ.

Nhà hát Opera Garnier hoa lệ giá trị 51,4 triệu USD, bảo tàng Lourve chưa tính trị giá các tác phẩm trị giá 10,5 tỷ USD. Khu vườn Luxembourg nằm ở trung tâm quận đắt nhất của Paris trị giá 13,5 tỷ USD còn tòa tháp Eiffel, biểu tượng của kinh đô ánh sáng chỉ được định giá ở mức 3,8 tỷ USD.

Kinh đô Paris trị giá bao nhiêu? - 2

Bảo tàng Lourve nổi tiếng của Paris (Ảnh: Landarchs)

Nhưng quả thực sự so sánh nào cũng là khập khiễng. Nếu tháp Eiffel thực sự được đem bán với mức giá 3,8 tỷ USD thì chắc hẳn sẽ rất nhiều nhà tài phiệt ngay lập tức tranh giành nhau để sở hữu nó. Eiffel thì đương nhiên không được bán, nhưng trên thực tế có rất nhiều tài sản của công hiện đã được các ông chủ sở hữu. Ví như nhà thờ, ở thời điểm cách mạng, thành phố sở hữu 55%, còn bây giờ thành phố chỉ sở hữu 0,3% bên trong Paris. Trong cuộc cách mạng, nhiều sản phẩm của giáo hội bị tịch thu, và một phần đáng kể đã được bán ra ở thế kỷ 20 để giúp các nhà thờ tìm thấy nguồn vốn phục hồi và duy trì những phần lịch sử mà họ giữ lại.

Chủ sở hữu của những công trình lịch sử này nằm ở tầng lớp quý tộc Pháp và giai cấp tư sản cấp cao, được gọi là “rentier”. Vào đầu thế kỷ 20, 90% nhà ở nằm trong tay của giới “rentier” này. Đến hiện tại, Nhà nước đã phần nào lấp được khoảng cách bằng các khu nhà ở xã hội, và con số 90% bị thu hẹp lại còn khoảng 16%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Muôn Xuân (Theo theatlanticcities) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN