Hạ lãi suất quá đà: Coi chừng
Ngày 11/7 vừa qua, Vietcombank bất ngờ hạ lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 5%/năm. Đây là mức lãi suất không hề được mong đợi đối với số đông người gửi tiền.
Một ngày sau thông báo hạ lãi suất của Vietcombank, khảo sát tại một số ngân hàng có quy mô lớn cho thấy, về lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng thì Sacombank đang huy động cao nhất với kịch trần 7%/năm, ACB là 6,8 - 7%/năm, của Techcombank 6,95%/năm, của BIDV từ 6,5 - 7%/năm. Agribank và Vietcombank cùng huy động ở mức 5%/năm với kỳ hạn 1 tháng nhưng kỳ hạn 2 tháng đến dưới 6 tháng vẫn từ 6,5 - 7%/năm.
Ngân hàng còn có thể tiếp tục hạ lãi suất huy động.
Như vậy, so với khoảng 1 tháng trước, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm đáng kể, trong đó giảm mạnh hơn ở kỳ hạn dài, mức giảm lên tới hơn 1%. Việc các ngân hàng kiên trì hạ nhiệt lãi suất tiền gửi xuống thấp cho thấy một thực tế đáng ghi nhận là có lợi cho nền kinh tế khi lãi suất cho vay có cơ hội giảm xuống hơn nữa. Tuy nhiên, nhìn vào câu chuyện lãi suất hạ nhiệt thời điểm này, thấy một thực trạng đang rất cần tháo gỡ ngay.
Đó là trong khi lợi nhuận của người gửi tiền đang ngày một “teo tóp” thì các doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận được là bao với nguồn vốn giá rẻ này. Cụ thể, theo thống kê của NHNN, tín dụng đầu ra trong 5 tháng chỉ tăng chưa tới 3% cho dù lãi suất đầu ra cũng đã giảm. Còn tính tới cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng tuy đã đạt khoảng 4,5% nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu.
Theo Chuyên gia Lê Đăng Doanh, cần tránh việc giảm lãi suất quá đà. Ở các quốc gia khác trên thế giới, lãi suất âm là chuyện bình thường”.
Trong khi đó, theo báo cáo hàng tháng của các ngân hàng với NHNN, mức lãi suất cho vay trung bình hiện đang ở mức 11,5-13% cho khoản vay trung và dài hạn. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Xu hướng các ngân hàng sẽ không tăng lãi suất huy động bởi nguồn vốn đang quá dư thừa mà đầu ra lại khó tìm. Do vậy, lãi suất sẽ có thể còn tiếp tục hạ nhiệt”.
Tuy nhiên, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương lại “cảnh báo” xung quanh câu chuyện hạ lãi suất huy động này. Ông cho rằng: “Cần tránh việc giảm lãi suất quá đà. Ở các quốc gia khác trên thế giới, lãi suất âm là chuyện bình thường, nhưng ở Việt Nam có thể dẫn đến việc người dân tìm cách dịch chuyển vốn sang các kênh đầu tư khác như vàng hay ngoại tệ”.
Thực tế, so với tháng 6.2012, CPI tháng 6.2013 tăng 6,69% và mức tăng 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái là 6,73%. Như vậy, với mức lãi suất huy Lo ngại không còn thực “dương” động từ 5 -7%/năm, lãi suất thực mà người gửi tiền được hưởng đã âm và mấp mé ở mức âm.