Ebola "nhấn chìm" kinh tế Châu Phi

Dịch bệnh Ebola bùng phát ở các nước Tây Phi không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 4 nghìn người mà còn để lại di chứng nặng nề cho các nền kinh tế trong tâm dịch.

Theo ngân hàng thế giới (WB), tổn thất kinh tế những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch Ebola lần này là Sierra Leone, Guinea và Liberia ước tính vào khoảng là 32,6 tỷ USD vào cuối năm 2015. Trong khi đó, tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho thấy, mức tăng trưởng vốn rất nhanh của các nền kinh tế này sẽ sụt giảm gần một nửa do tác động của Ebola.

Cụ thể, mức tăng trưởng trong năm 2014 của Sierra Leone giảm mạnh từ 11,3% xuống còn 8%. Nền kinh tế kiệt quệ của Liberia cũng đi xuống với mức tăng trưởng chỉ còn 2,5% so với mức 6% trước đó. Guinea cũng được dự báo không tăng trưởng khả quan ở mức 2,4%.

Tình trạng giao thương bị gián đoạn do các nước láng giềng đóng cửa biên giới, sản xuất trong nước đình trệ do nỗi lo nhiễm Ebola đã cản trở người dân ra đường làm việc đã khiến giá lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tại các nước trong tâm dịch Ebola tăng vọt. Làm rấy lên nguy cơ về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn khu vực.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và thị trường lao động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều tập đoàn lớn đã quyết định thu hẹp sản xuất hoặc quyết định chuyển cơ sở sản xuất tại các quốc gia Tây Phi để đề phong rủi ro.

Các ngành bị tác động mạnh nhất là khai thác than, lĩnh vực chủ chốt tại quốc gia Tây Phi. Từ đó, kéo lạm phát leo thang và thâm hụt tài chính tăng cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo ANTV
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN