6 việc cho người thông minh mà không vất vả
Công việc căng thẳng có thể tàn phá tâm trí, tâm hồn và cơ thể bạn. Tuy nhiên, những lựa chọn về nghề nghiệp một cách thông minh có thể giúp bạn không vất vả và căng thẳng. Theo đó, trang Business Insider đã đăng tải một bài viết về "6 công việc cho người thông minh nhưng không muốn làm việc vất vả".
Dưới đây là 6 công việc cho người thông minh nhưng không muốn làm việc vất vả do trang Business Insider đưa ra.
1. Dạy tiếng Anh ở Trung Quốc
"Cứ 3 giáo viên dạy tiếng Anh ở Bắc Kinh mà tôi gặp thì họ đều cho rằng họ thông minh nhưng rất lười", nhà thiết kế game Andy Lee Chaisiri cho biết.
Nhu cầu đối với giáo viên tiếng Anh tại Trung Quốc là quá cao. Tiêu chuẩn lại không quá nghiêm khắc. Nhu cầu học tiếng Anh ở Trung Quốc nhiều đến nỗi mà bất cứ ai đạt trình độ đại học đều có thể đi dạy và nhiều ngôi trường thậm chí còn thuê những người dạy tiếng Anh mà không có bằng cấp hay trình độ đại học, miễn là họ có thể nói được tiếng Anh, Chaisiri cho biết.
Chaisiri cũng cho biết thời gian dạy tiếng Anh ở Trung Quốc rất linh hoạt, bạn có thể dạy nhiều hay ít tùy bạn.
Hơn thế nữa: "Mức thu nhập sẽ phù hợp với sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá làm việc 50 giờ một tuần và làm thêm giờ cho đến cuối đời. Ở Trung Quốc, bạn sẽ được trả ít nhất gấp ba lần so với một người Trung Quốc giảng dạy toàn thời gian tại một trường học, Chaisiri cho hay.
Ảnh: nguồn Business Insider
2. Chuyên gia nước ngoài
Nếu bạn đang sống ở Trung Quốc, bạn nên cân nhắc việc kiếm tiền bằng quốc tịch nước ngoài của bạn.
Như nghiên cứu sinh Rob Donnelly viết, bạn chỉ cần đủ thông minh để ứng tuyển và có ngay một công việc.
Một số công ty Trung Quốc sẽ trả cho bạn 1.000 USD/ tuần để bạn mặc một bồ đồ lịch sự và bắt tay với các doanh nhân Trung Quốc, trong khi những công ty khác sẽ thuê người nước ngoài tham dự các sự kiện bất động sản và đóng vai trò là những người nổi tiếng.
"Đó là những công việc phổ biến cho người nước ngoài ở Trung Quốc. Nếu như người nước ngoài được thuê ở một công ty Trung Quốc, thì mọi thứ sẽ được nâng lên ở một mức độ khác", một đại lý bất động sản từ các vùng ngoại ô của Trùng Khánh phát biểu với tờ The Times.
3. Nhà phát minh
Bạn có thể nghĩ rằng các nhà khoa học là những người cuối cùng trong những người lười biếng. Nhà hóa học Chuck Cronan chỉ ra, "Lười biếng có thể sinh ra phát minh".
"Tất cả công việc thú vị của tôi đã được thực hiện để cải thiện một tình hình hiện tại", nhà hóa học Cronan giải thích.
Một số người cho rằng, người lười biếng thì có thể làm nên những nhân viên ưu tú nhất, bởi vì họ là những người biết tiết kiệm thời gian và hiệu quả công việc, họ biết cách loại bỏ những vấn đề và để mọi thứ hoạt động một cách trơn tru.
Và trên thực tế, rất nhiều phát minh đã được tạo ra với mong muốn nhằm làm cho cuộc sống dễ dàng hơn.
"Dù bạn làm gì, lười biếng không phải là một khiếm khuyết, nó sẽ giúp bạn hướng đến một cách tiếp cận mới để đưa ra một giải pháp mà chưa bao giờ được sử dụng vì quá dễ dàng", Cronan viết.
4. Lập trình viên máy tính / kỹ sư phần mềm
"Lập trình là một quá trình học tập liên tục, nhưng bạn thực sự không phải làm việc quá chăm chỉ và dần dần bạn biết rằng những thách thức đều lặp đi lặp lại", nhà phân tích chính sách công nghệ cao Paul Denlinger viết.
Những lập trình viên giỏi sẽ viết càng ít câu lệnh càng tốt và đó thực sự là một nghề được trả tiền cao và đồng thời cũng khuyến khích sự lười biếng, Denlinger cho biết.
Công việc này còn thêm tiền thưởng. Bạn có thể làm việc để hợp tác với những người thông minh khác trong khi các nhà đầu tư sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều tiền để bạn tạo ra những ý tưởng tuyệt vời tiếp theo.
Ian Peters-Campbell nói thêm rằng kỹ sư phần mềm là công việc tốt nhất có thể cho những người không muốn làm bất cứ công việc gì, bởi vì các kỹ sư sẽ liên tục tạo ra các công cụ tự động để họ không phải làm việc vất vả.
"Có những câu nói nửa đùa nửa thât chỉ ra rằng: đổi mới được thúc đẩy bởi sự lười biếng của các kỹ sư phần mềm," ông viết. "Đây là công việc hoàn hảo cho những người rất lười biếng - những người không muốn làm việc chăm chỉ".
5. Guru
Khi phóng viên điều tra Fred Landis đầu tiên chuyển đến California, ông nói rằng ông nhận thấy rằng cứ 100 người đến từ Beverly Hills, Santa Barbara, hoặc La Jolla thì lại có một "Guru".
Sau đó anh nhận thấy rằng "một cú hích" văn hóa có thể biến bất cứ ai trong công chúng đều có thể trở thành "Guru".
Từ "guru" xuất phát từ tiếng Phạn và ý chỉ một "người dạy", nhưng mang hàm ý tinh thần nhiều hơn một từ "teacher" trong tiếng Anh. Thông thường thì Guru không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà họ còn tư vấn về các vấn đề của trí óc và linh hồn.
Tuy nhiên, trong văn hóa phương Tây ngày nay, từ đó đã được hiểu theo một nghĩa khác.
“Có một khoảng trống về tinh thần rất lớn trong xã hội Mỹ,” Landis viết. “ Nhiều người giàu mới nổi không thực sự hiểu về bản thân mình.”
Ông giải thích rằng đó là lý do tại sao mọi diễn viên phim phải có một lý tưởng sống.
Đã, đang và sẽ có nhiều người có tiền mà không có lý tưởng sống rõ ràng", ông nói.
6. Chuyên gia
Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ công việc tư vấn như một chuyên gia. Nhà phân tích kinh doanh Matthew Kuzma không bao giờ phải nghĩ và nói tới công việc.
"Theo tôi nghĩ, một chuyên gia chuyên nghiệp sẽ là một công việc tốt nhất dành cho những người thông minh nhưng lười biếng - để được trả tiền cho việc chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến của bạn với những người phải làm công việc khó khăn, ông viết.
Để trở thành một chuyên gia ông gợi ý rằng hãy xác định được những hoạt động thích hợp và tìm những người sẵn sàng trả bạn tiền để làm việc đó.
"Cơ hội ở đây là, những điều bạn cho là thú vị và dễ dàng là những điều người khác thấy khó khăn, vì vậy họ sẵn sàng trả tiền cho bạn để bạn làm điều đó cho họ," ông nói.