5 tỷ phú châu Á “chịu chơi” sở hữu câu lạc bộ bóng đá Anh
Ngày càng nhiều tỷ phú đến từ châu Á giành vị trí đầu tư, quản lý và sở hữu các đội bóng hàng đầu trên thế giới.
Sở hữu một CLB bóng đá Anh là việc kinh doanh lớn vượt xa mọi sự mua bán thông thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Các tỷ phú phương Tây đầu tư vào các câu lạc bộ bóng đá có lẽ đã là chuyện “thường như ở phường”, các tỷ phú châu Á hiếm khi đầu tư vào các CLB bóng đá nối tiếng thế giới. Tuy nhiên gần đây, ngày càng nhiều nhà tài phiệt châu Á có xu hướng đầu tư vào các đội bóng mạnh. Dưới đây là danh sách 5 tỷ phú châu Á là ông chủ của những đội bóng hàng đầu trên thế giới.
Tỷ phú Vincent Tan – Cardiff City
Doanh nhân và nhà đầu tư người Malaysia, Vincent Tan Chee Yioun sở hữu 51% cổ phần trong CLB đến từ xứ Wales, Cardiff City. Ông là người sáng lập tập đoàn Berjaya nổi tiếng và lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes năm 2010 với ước tính tài sản ròng 1,3 tỷ USD (khoảng 30 nghìn tỷ VND). Và cũng trong năm này, vị tỷ phú này đã mua CLB Cardiff City. Ngoài ra, ông cũng có cổ phần trong CLB FK Sarajevo của Bosnia, CLB KV Kortrijk của Bỉ và là một thành viên trong nhóm sở hữu Los Angeles FC của Mỹ.
Gia đình Srivaddhanaprabha – Leicester City
Thế giới bóng đá đã vô cùng bàng hoàng trước sự ra đi của ông chủ người Thái Lan, tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha do tai nạn máy bay trực thăng xảy ra ngay sau khi cất cánh từ sân vận động King Power của Leicester City. Quyết định mua Leicester City của ông là một phần kế hoạch phát triển bóng đá Châu Á mà ông đang thực hiện.
Cố chủ tịch Vichai và con trai Aiyawatt. (Nguồn: SCMP)
Cố chủ tịch Vichai là người đóng góp rất lớn cho sự thành công của Leicester City. Hiện con trai thứ hai của ông là Aiyawatt đã tiếp nhận vị trí chủ tịch để tiếp tục sự nghiệp và viết tiếp giấc mơ dang dở của cha.
Tập đoàn Fosun International và tỷ phú Guo Guangchang — Wolverhampton Wanderers
Fosun International là một tập đoàn đầu tư được thành lập năm 1992 ở Hồng Kông bởi năm sinh viên tốt nghiệp đại học Fudan: Guo Guangchang, Liang Xinjun, Wang Qunbin, Fan Wei và Tan Jian. Năm 2016, họ đã thống nhất bỏ ra số tiền hơn 57 triệu USD (hơn 1.300 tỷ) để mua câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Hiện tại, ông Guo, chủ tịch Fosun, là người giàu thứ 17 ở Trung Quốc với tài sản ròng trị giá 5,6 tỷ USD. Ông còn được mệnh danh là "Warren Buffett của Trung Quốc".
Tỷ phú Gao Jisheng — Southampton
Tỷ phú Gao Jisheng (Nguồn: SCMP)
Nhà tài phiệt Gao Jisheng, người sáng lập và chủ tịch của Lander Sports Development Co. đã đánh bại một số đối thủ Trung Quốc khác và giành chiến thằng trong thương vụ mua CLB Southampton năm 2017. Gao Jisheng và con gái của ông, Nelly, có tổng tài sản khoảng 5 tỷ USD (116 nghìn tỷ VND) và họ đã mất gần một năm trời để đàm phán mua lại 80% cổ phần đội bóng với giá 265 triệu USD (hơn 5.900 tỷ VND). Katharina Liebherr, người kế thừa câu lạc bộ vào năm 2011 là người nắm giữ 20% cổ phần còn lại.
Tỷ phú Lai Guochuan — West Brom
Lai Guochuan, người sáng lập và giám đốc của Yunyi Guokai Sports Development Limited đã mua 87,8% cổ phần của West Brom với giá trị ước tính 221 triệu USD (khoảng 5.100 tỷ VND) vào tháng 9/2016. Vị tỷ phú sinh ra ở tỉnh Quảng Đông đã thành lập Yunyi Investment để mua CLB bóng đá này và đã trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua thành công một CLB đang đá ở giải Ngoại hạng Anh. Có rất ít thông tin về nguồn gốc khoản tài sản khổng lồ mà ông chủ của West Brom đang nắm giữ.
Diện tích của quốc gia này chỉ vỏn vẹn… 2,02 km².