11.000 tỉ USD "biến mất" khỏi kinh tế toàn cầu trong quý III

Mất cân bằng trong thương mại quốc tế, đồng USD tăng, giá hàng hóa thấp, dòng vốn bay khỏi thị trường mới nổi đã góp phần làm nên những rủi ro tài chính và kinh tế trong quý III này, mặc dù triển vọng ngắn hạn đạt dấu hiệu tích cực do tăng trưởng nhanh hơn ở Mỹ và các nước ở Eurozone.

Kết thúc quý III, doanh thu của các doanh nghiệp trong những quốc gia tiên tiến đã thấp đi đáng kể, các thị trường mới nổi thì ồ ạt lao dốc. 

Trong 3 tháng qua, tổng tổn thất của các thị trường chứng khoán toàn cầu vượt quá 11.000 tỉ USD. Hay nói cách khác, 11.000 tỉ USD đã "bay sạch" khỏi kinh tế toàn cầu trong quý III.

11.000 tỉ USD "biến mất" khỏi kinh tế toàn cầu trong quý III - 1

Ảnh: Sputnik

Trong quý III này, những dòng vốn đầu tư ở New York, London và Frankfurt thường tỷ lệ thuận với dòng vốn được rút ra khỏi các thị trường mới nổi, điều này đã tạo ra sự mất cân bằng lớn mang tính nghiêm trọng.

Ngoài sự biến động trong thị trường chứng khoán, các tài sản khác cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự giảm tốc của thị trường toàn cầu.

Giá dầu thô đã chạm mức thấp nhất kể từ năm 2009, mức biến động giá này đã khiến các nhà đầu tư chùn bước rất nhiều trong năm nay. Thị trường Trung Quốc chậm phục hồi do những thiệt hại lớn, trong khi đó giá vàng giảm liên tiếp.

Các nhà đầu tư hiện đang thoát ra khỏi các thị trường mới nổi với nhiều rủi ro như: tiền tệ trong các khu vực này suy giảm liên tục, giá hàng hóa rớt thê thảm, thị trường chứng khoán tràn đầy biến động.

Tuy nhiên, giữa những số liệu tăng trưởng lạc quan từ Mỹ và các khu vực Eurozone, thì ở đó vẫn còn những triển vọng trong các thị trường mới nổi với những cam kết gia tăng về nhu cầu hàng hóa.

Theo Ngân hàng Trung ương Mỹ, rủi ro trên thị trường trong quý III đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011. Tuy nhiên, nhiều sự hỗ trợ đã diễn ra trên toàn cầu với những hy vọng mở rộng hợp tác kinh tế Mỹ - Trung Quốc, một số hiệp định thương mại đa phương và giảm bớt căng thẳng trong chính trị đã đóng góp cho một tầm nhìn quốc tế tốt đẹp hơn.

Vào ngày 30.9, Trung Quốc đã từng bước thực hiện nới lỏng các quy định tiền tệ và tự do hóa các chính sách bằng cách hạ thấp những yêu cầu thanh toán cho người mua nhà lần đầu. Bước đi này của Trung Quốc có thể mang đến một sự gia tăng vững chắc cho thị trường nhà đất quốc gia và thúc đẩy sự mở rộng kinh tế rộng hơn.

Trong khi giá của đồng và các kim loại công nghiệp chủ yếu đã hồi phục ở các quốc gia đang phát triển, thì trên thế giới, giá của những kim loại này đang có xu hướng suy giảm nếu như nhu cầu ở những quốc gia tiên tiến không đảm bảo sự ổn định.

Ở các nước tiên tiến, tình hình vẫn còn phức tạp. Thu nhập quý III ở Mỹ vẫn còn gây nên những thất vọng do đồng USD tăng cao đè nặng lên lợi nhuận ở nước ngoài. 

Khu vực Eurozone và Nhật Bản đang phải vật lộn với việc giải lạm phát giữa các mối đe dọa vỡ bong bóng tài chính.

Tuy nhiên, giá các loại tài sản ở Mỹ, Eurozone và Nhật Bản vẫn còn khá đắt, trên mức trung bình so với thị trường toàn cầu trong nhiều năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyết Nhung (Theo Sputnik) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN