Tự nặn mụn ở mông, người đàn ông suýt chết
Sau khi tự nặn mụn, anh Hoàng sốt cao liên tục, cuối cùng phải nhập viện vì nhiễm trùng nặng, dẫn đến viêm cân mạc hoại tử, cực kỳ nguy hiểm.
Một trường hợp suýt chết vì biến chứng do nặn mụn đã xảy ra tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nạn nhân là một người đàn ông họ Hoàng (30 tuổi), nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi nặn một nốt mụn ở mông.
Theo truyền thông địa phương, ban đầu, anh Hoàng cho rằng nốt mụn ở mông chỉ là do nóng trong người. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn, tình trạng sức khỏe của anh nhanh chóng chuyển biến xấu. Chỉ trong vài ngày, anh bắt đầu sốt cao liên tục và buộc phải nhập viện do nhiễm trùng nghiêm trọng. Hiện tại, anh Hoàng đang được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
Ảnh minh họa.
Các bác sĩ điều trị cho biết, thứ mà anh Hoàng tưởng là mụn thực chất là một ổ nhọt, rất nguy hiểm. "Nhiều người nhầm tưởng đó là do cơ thể nóng trong nhưng thực tế đây là một dạng viêm nang lông do vi khuẩn gây ra, thường là do tụ cầu vàng. Nó tạo thành một khối sưng chứa đầy mủ và mô chết, thường kèm theo đau nhức cực kỳ khó chịu", một bác sĩ giải thích.
Các bác sĩ điều trị cho anh Hoàng cho biết, nốt mụn mà anh nặn thực chất là một ổ nhọt, rất nguy hiểm. "Nhiều người nhầm tưởng đó là do cơ thể nóng trong nhưng thực tế đây là một dạng viêm nang lông do vi khuẩn gây ra, thường là do tụ cầu vàng. Nó tạo thành một khối sưng chứa đầy mủ và mô chết, thường kèm theo đau nhức cực kỳ khó chịu", một bác sĩ giải thích
Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý nặn các nốt mụn có đầu mủ màu vàng hoặc trắng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với mụn trên mặt, do hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết dưới da có liên kết với các mạch máu trong sọ. Việc nặn mụn có thể dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng nội sọ với các triệu chứng như sưng mặt, sốt cao, đau đầu, nôn mửa và thậm chí có nguy cơ tử vong.
Phương pháp điều trị cho ổ nhọt thông thường là rạch và dẫn lưu. Nếu ổ nhọt xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm như bẹn, ngực, nách, quanh mũi hoặc tai, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để can thiệp kịp thời. Quá trình điều trị có thể bao gồm việc rạch dẫn lưu và sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, để tránh tình trạng kháng thuốc, bác sĩ khuyến cáo thời gian sử dụng kháng sinh không nên kéo dài quá 1 tháng và nên có khoảng cách ít nhất 2 tháng giữa các đợt điều trị.
Trường hợp của anh Hoàng là một lời cảnh báo về tầm quan trọng của việc xử lý đúng cách các vấn đề về da. Các chuyên gia y tế khuyến nghị, khi gặp các vấn đề về da không rõ nguyên nhân, người dân nên thận trọng và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế thay vì tự điều trị tại nhà.
Nguồn: [Link nguồn]
Bệnh nhân tự nặn mụn sau đó sốt 38 độ, có gai rét và cơn rét run, ở nhà đã dùng hạ sốt nhưng không đỡ.