Trà thảo dược: Không dùng tùy thích
Do đánh trúng tâm lý “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”, các loại trà này được nhiều người chọn dùng hàng ngày như một giải pháp phòng bệnh rẻ tiền mà hiệu quả.
Nhiều loại còn được quảng cáo trị lành đủ thứ bệnh từ viêm gan, huyết áp, tim mạch, béo phì… đến cả ung thư! Do đánh trúng tâm lý “không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang”, các loại trà này được nhiều người chọn dùng hàng ngày như một giải pháp phòng bệnh rẻ tiền mà hiệu quả. Thật vậy không?
phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày. “Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng”, DS Dung nói.
Trà thảo được không phải là thứ có thể tùy ý sử dụng! (Ảnh minh họa)
Dùng sao cho đúng?
BS Hoàng cho biết, có những loại trà dược phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì vậy để trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, cần sử dụng điều độ, không thái quá hay lạm dụng, tránh uống thường xuyên một loại trà đặc có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1... Khi dùng phải chú ý kết hợp hợp lý, tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật. Không nên uống trà dược ngay sau bữa ăn vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng... “Tốt nhất cần đi khám bệnh trước, trong và sau khi uống trà dược. Không nên chỉ đọc cách dùng sản phẩm mà không có chỉ định của thầy thuốc. Ngay cả những người có bệnh khi dùng trà dược cũng phải thật cẩn thận, dùng sai có thể bệnh nặng hơn. Với người không có bệnh, tuỳ tiện uống nhiều trà dược có thể bị ngộ độc dược chất”, BS Hoàng nói.
DS Dung lưu ý người bệnh đang dùng thuốc điều trị theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà. Nếu đang điều trị bằng thuốc Tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long…) tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1 – 2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết các loại trà) cản trở việc hấp thu thuốc. Theo đông y, không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói: uống khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc; còn uống lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu.
Cũng theo DS Dung, khi mua bất kỳ một loại trà nào, cần xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Nếu thảo dược được trồng không bảo đảm an toàn (sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…), hoặc quá trình sơ chế không đảm bảo vệ sinh, hướng dẫn sử dụng không đúng… sẽ tác hại đến sức khoẻ người dùng. DS Dung khuyên: “Tốt nhất là nên mua những loại trà có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người bệnh không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn”.