Thanh niên 20 tuổi đau đầu uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện đột quỵ não

Sự kiện: Đột quỵ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Đi khám vì đau đầu, uống thuốc mãi không khỏi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Minh ở Đài Loan (Trung Quốc) cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân 20 tuổi bị đột quỵ.

Người nhà bệnh nhân cho biết, một tháng trước, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau đầu dữ dội và tê tay trái. Ban đầu, bệnh nhân cho rằng bản thân gặp căng thẳng, áp lực công việc quá mức nên không chú trọng tới vấn đề này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, gần đây, bệnh nhân đột nhiên cảm thấy đau đầu dữ dội, khóe miệng và lưỡi bên trái bị tê, mắt trái nhìn mờ. Bệnh nhân nghĩ mình bị đau đầu thông thường nên đã sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, tình trạng vẫn không thuyên giảm nên bệnh nhân đã được gia đình đưa đến viện cấp cứu.

Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết dưới màng cứng bán cầu não phải, máu chèn ép lên não và gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não. 

Ngay lập tức, các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra quyết định phẫu thuật để xử lý khu vực bị xuất huyết cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân được chuyển về phòng bệnh để theo dõi và điều trị phục hồi chức năng.

Dấu hiệu cơn đau đầu cảnh báo đột quỵ

Mọi người đều thỉnh thoảng bị đau đầu và ở một số người cơn đau đầu có thể xảy ra thường xuyên hơn. Phần lớn các cơn đau đầu thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp đau đầu có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn, trong đó có đột quỵ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để nhận biết đột quỵ sắp xảy ra, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ đưa ra nguyên tắc FAST. Đây là từ viết tắt của các triệu chứng chính liên quan đến các dấu hiệu sớm của đột quỵ bao gồm: F (face): mặt méo lệch hoặc xệ xuống ở một bên; A (arm): tê yếu tay chân hoặc một bên cơ thể; S (speech): nói lắp hoặc khó nói và T (time): nhanh chóng gọi cấp cứu.

Ngoài các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ theo FAST, có đến 65% trường hợp đột quỵ trải qua một số dạng đau đầu. Người bệnh thường mô tả cơn đau đầu liên quan đến đột quỵ là cơn đau đầu rất dữ dội xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút. Thông thường, khu vực đầu bị đau đầu có liên quan trực tiếp đến vị trí xảy ra đột quỵ. Ví dụ, động mạch cảnh bị tắc có thể gây đau đầu ở trán, trong khi tắc nghẽn ở phía sau não có thể gây đau đầu ở phía sau đầu. Không có một vị trí đau đầu cố định nào báo hiệu chung cho cơn đột quỵ, vì chúng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên đầu.

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ khi đau đầu?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kiểm soát áp lực máu

Máu áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Vì vậy cần theo dõi áp lực máu của bạn và tuân thủ đúng các hướng dẫn từ bác sĩ.

Hạn chế tiêu thụ natri và mỡ

Một chế độ ăn uống giàu natri và mỡ có thể gây áp lực cho hệ tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa natri cao và chọn các loại dầu không bão hòa.

Bảo vệ tim mạch

Đảm bảo bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Ngừng hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ. Hãy ngừng hút thuốc ngay lập tức nếu bạn là người hút thuốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ để kiểm tra các yếu tố nguy cơ cá nhân của bạn và nhận hướng dẫn phòng ngừa cụ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

PGS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN