Tăng viện phí: Những điều cần biết

Sự kiện: Phi Nhung

Tính bình quân, mức giá của các dịch vụ thực hiện từ ngày 1-3-2016 sẽ tăng khoảng 30% so với hiện nay và từ ngày 1-7-2016, khi đã tính tiền lương vào, sẽ tăng khoảng 50%

Phóng viên: Giá các dịch vụ y tế sẽ tăng thế nào khi viện phí “gánh” thêm phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và tiền lương của nhân viên y tế, thưa ông?

- Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Y tế: Liên bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định giá của 1.887 dịch vụ thanh toán từ quỹ BHYT. Tính bình quân mức giá của các dịch vụ thực hiện từ ngày 1-3-2016, gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù, sẽ tăng khoảng 30% so với hiện nay; từ ngày 1-7-2016, khi tính tiền lương vào thì giá sẽ tăng khoảng 50%.

Thông tư ban hành nằm trong lộ trình tiến tới từng bước tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT do bệnh viện (BV) được BHYT thanh toán với mức giá đã bao gồm các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ, nên người bệnh không phải chi trả thêm hoặc tự mua một số loại vật tư, hóa chất, thuốc mà trước đây chưa tính vào giá. Việc tính tiền lương, phụ cấp vào giá sẽ thay đổi tư duy của cán bộ y tế: Người bệnh là người trả lương cho mình thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ, lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ, BV phục vụ tốt, chất lượng tốt thì bệnh nhân mới đến khám chữa bệnh (KCB), BV mới có nguồn thu để trả tiền lương và hoạt động.

Để tránh việc tăng viện phí  có thể gây sốc cho người bệnh, trước mắt, việc điều chỉnh viện phí chỉ áp dụng với người bệnh thanh toán BHYT. Tuy nhiên, trong tương lai gần, viện phí mới sẽ được áp dụng đồng loạt nên người không có thẻ BHYT sẽ nặng gánh hơn nếu chẳng may ốm đau.

* Đây là mức giá được áp dụng với tất cả nhóm bệnh nhân hay chỉ bệnh nhân BHYT?

- Thông tư này quy định giá dịch vụ BHYT thống nhất giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc, trước mắt áp dụng cho nhóm người bệnh có thẻ BHYT mà phần lớn chi phí KCB do BHYT chi trả, chưa áp dụng đối với nhóm người bệnh không có BHYT phải đang tự chi trả viện phí.

Tăng viện phí: Những điều cần biết - 1

Người không có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi viện phí tăngẢnh: NGỌC DUNG

* Tăng viện phí  từ 30%-50% giá hiện nay sẽ tác động ra sao đến người bệnh, thưa ông?

- Như tôi đã nói, thông tư này trước mắt áp dụng cho người có thẻ BHYT (chiếm hơn 75% dân số). Đối với người không có thẻ BHYT thì vẫn áp dụng mức giá hiện nay đang thực hiện nên không bị ảnh hưởng nhiều.

Đối với khoảng 23,7 triệu người là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ BHYT, họ sẽ có lợi vì khi đi KCB được BHYT thanh toán 100% (trước đây chỉ được thanh toán 95%, đồng chi trả 5%, trừ trẻ em dưới 6 tuổi được thanh toán 100%) nên toàn bộ phần tăng thêm đã được BHYT thanh toán cho BV, không phải chi trả thêm một số chi phí mà trước đây chưa kết cấu vào giá.

Đối với người cận nghèo được hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT, khi đi KCB, họ sẽ được BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% (trước đây chỉ được hưởng 80%, phải đồng chi trả 20%) nên mức độ tác động không nhiều.

Những đối tượng phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT là những người bị tác động nhiều nhất nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều bởi trước đây khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm.

Mặt khác, từ ngày 1-1-2015, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

* Có ý kiến nói rằng khi đưa lương vào,  viện phí mới sẽ tăng 5-7 lần, có đúng như vậy không và những dịch vụ nào sẽ tăng tới 7 lần?

- Tôi khẳng định không có dịch vụ nào khi tính lương vào giá thì tăng 5-7 lần như một số thông tin đã đưa. Đối với các dịch vụ y tế, có dịch vụ tăng nhiều, có dịch vụ tăng ít, nếu tính cả tiền lương thì bình quân tăng khoảng 50%.

Chẳng hạn, cùng một bệnh, trước đây chi phí hết 10 triệu đồng, nếu tiền khám, ngày giường, chẩn đoán, xét nghiệm (mục 1) hết khoảng 4 triệu đồng, tiền thuốc (mục 2) hết khoảng 6 triệu đồng thì theo quy định mới, tiền dịch vụ kỹ thuật ở mục 1 từ 4 triệu đồng tăng lên tối đa thành 6 triệu đồng, tổng chi phí là 12 triệu đồng, tăng so với hiện nay là 2 triệu đồng, tức tăng khoảng 20%, chứ không phải tăng 5-7 lần, từ 10 triệu lên 50 -70 triệu đồng.

* Trong nhóm cận nghèo thì hiện nay chỉ mới 40% hộ có thẻ BHYT. Vậy nhóm người cận nghèo không có thẻ BHYT sẽ phải đối mặt với vấn đề gì, thưa ông?

- Người thuộc hộ cận nghèo đã được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT. Như vậy, mức đóng hiện nay khoảng 186.000 đồng/người/năm.

Trước mắt, các đối tượng chưa có thẻ BHYT phải tự chi trả viện phí vẫn thực hiện theo mức giá cũ nên vẫn chi trả như mức giá hiện nay. Thế nhưng, trong tương lai, viện phí mới sẽ được áp dụng cả với người không có thẻ BHYT nên Bộ Y tế rất mong muốn người chưa có thẻ BHYT nên tham gia BHYT, đặc biệt là nên tham gia cả hộ gia đình để được giảm mức đóng. Người thứ nhất đóng 100% (khoảng 621.000 đồng) nhưng người thứ 2 chỉ phải đóng 70% (khoảng 435.000 đồng), người thứ 3 chỉ phải đóng 60% (khoảng 372.000 đồng), người thứ 4 chỉ phải đóng 50% (khoảng 310.000 đồng), từ người thứ 5 trở đi chỉ phải đóng 40% (khoảng 248.000 đồng)...

Mức đóng BHYT cao nhất là 621.000 đồng/người/năm trong khi nhiều phẫu thuật, thủ thuật đã lên đến 6-7 triệu đồng, nếu bị bệnh nặng, hiểm nghèo, phải phẫu thuật, điều trị dài ngày thì chi phí lên đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Phi Nhung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN