Rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa đơn giản

Sự kiện: Bệnh tim mạch

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng trải qua khoảnh khắc trái tim bị lỗi nhịp, nhưng làm thế nào để biết đâu là rối loạn nhịp tim (RLNT) sinh lý và đâu là bệnh lý? Chuyên gia tim mạch sẽ tư vấn cụ thể.

TS.BS Phan Đình Phong – Trưởng phòng Q3A – Viện Tim mạch Việt Nam, Tổng thư ký Hội nhịp tim Việt Nam cho biết, trái tim của chúng ta mỗi ngày đập 100.000 lần/phút, thường tim đập tương đối đều, khi chúng ta nghỉ ngơi tim đập chậm lại và khi gắng sức thì tim đập nhanh lên, tim đập rất nhịp nhàng do hệ thống điện học chỉ huy.

“Bình thường ở người khỏe mạnh nhịp tim gọi là nhịp xoang có nghĩa là do một nút xoang phát ra một xung động điện học, chỉ huy tâm nhĩ đập trước, tâm thất đập sau làm dòng máu cứ nhịp nhàng chảy trong hệ tuần hoàn, tạo ra động lực cho cuộc sống, cho cơ thể. RLNT xảy ra khi mà nhịp xoang đập quá nhanh hoặc quá chậm, không phù hợp với tình trạng hoạt động của cơ thể; hoặc nhịp xoang đó đã bị thay thế bởi 1 nhịp khác thường, có thể là nhịp thất, nhịp nhĩ. Nói nôm na là bình thường những chỗ này không làm nhiệm vụ chỉ huy đập nhưng bây giờ lại tiếm quyền chỉ huy của nhịp xoang, làm cho RLNT”- TS. Phong phân tích.

Về nguyên nhân RLNT, chuyên gia tim mạch này cho rằng có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng cần thấy rõ là ai đó trong cuộc đời thì quả tim cũng bị lỗi nhịp, điều này có nghĩa là loạn nhịp tim thông thường là lành tính, không để lại nguy hiểm; nhưng cũng có RLNT nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng tim và đặc biệt nguy hiểm hơn nếu xảy ra trên nền bệnh lý tim mạch như là bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh... Những trường hợp đó trở thành bệnh nhân RLNT thật sự. Đây là mối quan tâm của các bác sĩ phải tiếp cận, chẩn đoán, khắc phục tình trạng RLNT đó của bệnh nhân.

Rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa đơn giản - 1

TS.BS Phan Đình Phong

“Ban ngày tim đập 70-80ck/p và đều. Khi ngủ thì tim đập chậm lại vì nhu cầu cơ thể không nhiều, nửa đêm về sáng khi ngủ ngon giấc thì nhịp giảm còn 40-50ck/p là bình thường cũng không phải nhịp chậm; nhưng khi lao động, làm việc nặng, thể thao có thể 130-140ck/p vẫn là bình thường. Vấn đề ở chỗ là có nhiều người không làm gì nhưng nhịp tim vẫn trên 100ck/p; có người làm việc rất nặng đáng lẽ tim đập nhanh để cung cấp nhiều oxy cho cơ thể thì tim lại đập chậm 50ck/p, thì là rối loạn thực sự”- TS. Phong cho hay.

Dấu hiệu nhận biết sớm “tim loạn nhịp”

Theo TS. Phong, quả tim hoạt động từ trước khi ta sinh ra, và khi tim ngường hoạt động thì cuộc sống chấm dứt. Khi khỏe mạnh, tim đập miệt mài từ sáng đến tôi, đôi khi mình không cảm nhận gì. Nhưng khi có rối loạn thì thấy hồi hộp đánh trống ngực, tim nhanh mạnh đến 200 lần/p. Dấu hiệu nữa là tim bỏ mất 1 nhịp đập

Nhiều trường hợp tim lại đập lúc nào cũng chậm, bắt mạch, đo Huyết áp bình thường nhưng tim lại đập chậm. Trường hợp nữa là tim ngừng đập trong giây lát, hoặc có trường hợp choáng váng, nặng nhất của loạn nhịp là tử vong, chết đột ngột nhưng đây không phải là phổ biến.

Chính vì vậy khi thấy có dấu hiệu bất thường người dân cần đi khám để được điều trị. Nếu rối loạn nhịp tim không được điều trị cứ lặp đi lặp lại thì nguy hiểm, có người có thể bị chết đột ngột, hình thành cục máu đông gây tắc mạch.

Rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa đơn giản - 2

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị RLNT tiến bộ lần lượt áp dụng thường quy tại các Trung tâm tim mạch lớn như Viện Tim mạch VN. RLNT nhẹ, lành tính chỉ cần cân bằng cuộc sống, không stress, rươụ bia, thuốc lá. Bệnh nhân cần gặp BS tim mạch để khám, điện tâm đồ, siêu âm tim chẩn đoán rõ rối loạn nhịp, cho thuốc điều trị để tim đập đều.

Bên cạnh đó còn có các phương pháp cấy thiết bị máy tạo nhịp tim, máy phát xung động duy trì nhịp tim, căn bản giải quyết nhịp chậm. Ngoài ra, sử dụng năng lượng tần sóng radio phát hiện RLNT truyền dẫn ở đâu để triệt đốt dấu hiệu loạn nhịp đó, giải quyết triệt để RLNT.

“Trong chuyên môn, chúng tôi gặp những trẻ nhỏ, hoặc người trẻ tuổi đã gặp chứng mắc viêm cơ tim cấp sau khi mắc cúm, có biểu hiện đau ngực dữ dội, xuất hiện nhiều RLNT, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong, vấn đề này rất phức tạp. Tuy nhiên đây chỉ là cá biệt chứ không phổ biến, bố mẹ hãy theo dõi sát diễn biến của trẻ, thấy con hay thở dốc, chóng mệt hơn với trẻ khác, quan sát da niêm mạc nếu gắng sức đã thấy tím môi… cần đi khám Nhi khoa và tim mạch để được phát hiện kịp thời. Có trẻ nhỏ đã mắc rối loạn tâm thu, block nhĩ thấp, đường điện trong tim bị đứt đi làm tim đập chậm, hoặc mắc rung nhĩ”- TS. Phong nói thêm.

Dinh dưỡng phòng ngừa rối loạn nhịp tim

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, với một chế độ ăn lành mạnh giúp cho việc ngăn ngừa được vấn đề xơ vữa động mạch để không bị co thắt động mạch vành tim chính là giúp cho chứng rối loạn nhịp tim. Và gần đây các nhà nghiên cứu của Hiệp hội tim mạch đột quỵ Hoa Kỳ công bố nghiên cứu trong gần 10 năm trên các đối tượng 10.000 người, khẩu phần ăn thiếu magie cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong liên quan đến đột quỵ do tim mạch và các bệnh lý liên quan đến tim. Nghiên cứu của các nước khác như Phần Lan cũng công bố liên quan giữa việc thiếu magie và bệnh lý tim mạch và tử vong do tim mạch.

Rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa đơn giản - 3

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, chế dinh dưỡng góp phần một số bệnh liên quan đến rối loạn nhịp tim. Rối loạn nhịp tim do vữa xơ động mạch thì với chế độ ăn lành mạnh, tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo động vật: mỡ, bơ động vật, phủ tạng động vật nhiều cholestrol những người có nguy cơ tim mạch không nên ăn  gây nên tình trạng vữa xơ động khiến cho cơ thắt động mạch gây rối loạn nhịp tim và chế độ ăn giàu rau xanh thải bớt lượng cholesterol để phòng vữa xơ động mạch, giảm ăn thịt tăng cá giàu Omega 3, tảo biển. Chế độ ăn thêm đậu phụ hoặc từ đậu tương tốt cho sức khỏe tim mạch, những người mỡ máu cao, tim mạch nên ăn.

Đủ các khoáng chất canxi, magie nhất là magie quan trọng đối với dẫn truyền thần kinh tim đối với co cơ chung của cơ thể mà tim mạch. Để cung cấp đủ Magie thì người dân cần ăn đa dạng đủ thực phẩm và với 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày tốt cho sức khỏe. Magie có ở rau màu xanh sẫm, tím: rau ngót, dền, mồng tơi, hạt đậu đỗ, hạt nảy mầm còn vỏ cám chứa magie. Với người bệnh không ăn được nhiều thì có thể bổ sung thêm chế phẩm ion magie để tốt cho sức khỏe, cải thiện sức khỏe chung và tim mạch. Ở các nước tiên tiến cũng đã nghiên cứu cho thấy thiếu magie liên quan đến đột tử liên quan đến tim mạch.

Bên cạnh đó cần có lối sống hài hòa giảm stress, không uống rượu quá mức ảnh hưởng tim. Chế độ tập luyện hợp lý, chúng ta tập thể dục chính là quả tim tập thể dục giúp giảm bệnh lý nói chung và bệnh lý tim mạch.

15 thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Dưới đây là 15 loại thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe đáng kể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Hải (Sức Khỏe & Đời Sống)
Bệnh tim mạch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN