Những ai không được ăn gạo nếp?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng gạo nếp chứa nhiều dinh dưỡng, có thể giúp tăng cân và giữ no lâu. Tuy nhiên cũng có nhiều người không thể ăn được gạo nếp.

Những ai không được ăn gạo nếp? - 1

Gạo nếp không làm tăng cân.

Ám ảnh nỗi sợ tăng cân 

Chị Nguyễn Thu Thủy trú tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội cho biết chị rất nghiện đồ nếp. Từ bánh chưng cho đến xôi nếp chị có thể ăn no và ăn triền miên từ ngày này sang ngày khác không biết chán. Tuy nhiên, điều chị lo nhất đó là tăng cân. Dịp Tết chị chỉ ăn đồ nếp, không đả động đến bánh kẹo, thịt thà, cũng tăng được 1 - 2 kg. 

Ngày sinh con, sáng nào chị cũng ăn cả bát cơm nếp to để nhiều sữa lại no lâu. Tuy nhiên, gần đây mẹ chồng chị khuyên không nên ăn nhiều vì có thể gây loét dạ dày, gây sưng viêm, không mát, vết thương lâu lành.

Cùng suy nghĩ với chị Thủy, chị Vũ Thị Vân trú tại Lò Đúc, Hà Nội cho biết chị thích ăn đồ nếp nhưng cứ mỗi lần ăn là mặt mọc mụn. Có bao nhiêu vết thương hở to hay nhỏ là đỏ tấy lên. Mẹ chị bảo do thói quen ăn đồ nếp nên từ đó chị rất đắn đo mỗi khi ăn cơm nếp hay bất cứ món gì có chứa gạo nếp.

Hiện nay nhiều người quan niệm ăn gạo nếp là béo, no lâu. Tuy nhiên, PGS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên viện Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia gạo nếp hay gạo tẻ đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Gạo nếp 100 gram có 344kcal, gạp tẻ cũng tương tự khoảng 350 kcal.

Mọi người cảm tưởng gạo nếp béo vì nó dẻo hơn gạo tẻ, độ dính cao hơn nên nó no lâu, béo hơn nhưng gia trị dinh dưỡng ngang ngửa nhau. Việc ăn gạo tẻ, gạo nếp tùy thuộc vào thói quen và sở thích của mỗi người chứ ăn gạo nếp, gạo tẻ không ảnh hưởng đến việc tăng cân, thậm chí gạo nếp còn có lợi cho sức khỏe.

Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng dinh dưỡng không sợ béo phì gõ cửa.

Ám ảnh nỗi sợ tăng cân 

Chị Nguyễn Thu Thủy trú tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội cho biết chị rất nghiện đồ nếp. Từ bánh chưng cho đến xôi nếp chị có thể ăn no và ăn triền miên từ ngày này sang ngày khác không biết chán. Tuy nhiên, điều chị lo nhất đó là tăng cân. Dịp Tết chị chỉ ăn đồ nếp, không đả động đến bánh kẹo, thịt thà, cũng tăng được 1 - 2 kg. 

Ngày sinh con, sáng nào chị cũng ăn cả bát cơm nếp to để nhiều sữa lại no lâu. Tuy nhiên, gần đây mẹ chồng chị khuyên không nên ăn nhiều vì có thể gây loét dạ dày, gây sưng viêm, không mát, vết thương lâu lành.

Cùng suy nghĩ với chị Thủy, chị Vũ Thị Vân trú tại Lò Đúc, Hà Nội cho biết chị thích ăn đồ nếp nhưng cứ mỗi lần ăn là mặt mọc mụn. Có bao nhiêu vết thương hở to hay nhỏ là đỏ tấy lên. Mẹ chị bảo do thói quen ăn đồ nếp nên từ đó chị rất đắn đo mỗi khi ăn cơm nếp hay bất cứ món gì có chứa gạo nếp.

Hiện nay nhiều người quan niệm ăn gạo nếp là béo, no lâu. Tuy nhiên, PGS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên viện Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia gạo nếp hay gạo tẻ đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Gạo nếp 100 gram có 344kcal, gạp tẻ cũng tương tự khoảng 350 kcal.

Mọi người cảm tưởng gạo nếp béo vì nó dẻo hơn gạo tẻ, độ dính cao hơn nên nó no lâu, béo hơn nhưng gia trị dinh dưỡng ngang ngửa nhau. Việc ăn gạo tẻ, gạo nếp tùy thuộc vào thói quen và sở thích của mỗi người chứ ăn gạo nếp, gạo tẻ không ảnh hưởng đến việc tăng cân, thậm chí gạo nếp còn có lợi cho sức khỏe.

Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng dinh dưỡng không sợ béo phì gõ cửa.

Những ai không ăn được gạo nếp

Theo lương y Bùi Hồng Minh – chủ tịch hội đông y Ba Đình thì gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:

Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.

Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.

Còn lương Y Vũ Quốc Trung- Chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Trong đông y gạo nếp chỉ được khuyến cáo kiêng với những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… 

Còn những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó... càng làm tình trạng nặng thêm. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

Theo lương y Bùi Hồng Minh – chủ tịch hội đông y Ba Đình thì gạo nếp vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế, có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Có thể dùng gạo nếp chữa bệnh theo các bài thuốc:

Bồi bổ cho người suy nhược: gạo nếp 250 g, rượu vang 500 ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần.

Người ăn kém, hay buồn nôn: gạo nếp 30 g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, cho thêm 30 g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài: gạo nếp 500 g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50 g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30 g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm.

Còn lương Y Vũ Quốc Trung- Chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Trong đông y gạo nếp chỉ được khuyến cáo kiêng với những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng… 

Còn những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều) do vậy thức ăn chứa nhiều đạm, có chất dẻo nhiều, khó tiêu như thịt trâu, gạo nếp, thịt chó... càng làm tình trạng nặng thêm. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN