Nguy cơ thiếu máu vì rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất ở giai đoạn đầu dậy thì và tiền mãn kinh do nội tiết tố chưa ổn định, với các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt thưa, hành kinh nhiều huyết, kéo dài…

Kinh nguyệt có thể xem là cột mốc cuối cùng của tuổi dậy thì ở thiếu nữ, xảy ra trong độ tuổi 12-15.

Trong suốt một chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ mất khoảng 40-60ml máu. Sự mất máu ấy sẽ nhanh chóng được cơ thể bù lại. Tuy nhiên, thời gian hành kinh dài hoặc ra nhiều máu hơn 80ml thì về lâu dài có thể dẫn đến sự thiếu máu.

Mất nhiều máu do rối loạn kinh nguyệt còn dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, tâm lý và cả chất lượng cuộc sống của phái đẹp.

Tác hại của rong kinh

Hành kinh quá nhiều máu hay còn gọi là rong kinh là khi khối lượng mất máu chung quá lớn, hoặc do chảy máu nhiều trong nhiều ngày liên tục (3 đến 6 ngày) hoặc do sự kéo dài không bình thường quá 8 ngày hành kinh, nhưng lượng máu chung mất đi vẫn bình thường. Tuy nhiên, sự đánh giá này chỉ là tương đối bởi lượng máu mỗi người mất đi trong mỗi kỳ kinh nguyệt cũng khác nhau.

Rong kinh lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là những chị em mắc bệnh tim mạch. Rong kinh nếu để kéo dài và không điều trị sẽ gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng như mệt mỏi, khó thở, thở dốc... Thêm vào đó, mất máu trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh về sau. Ngoài ra, ra máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày đối với phái đẹp.

Nguy cơ thiếu máu vì rối loạn kinh nguyệt - 1

Rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất ở giai đoạn đầu dậy thì

Một số nguy cơ khiến chứng rong kinh có thế “ghé thăm” bạn như bệnh béo phì, việc sử dụng một số thuốc chứa chất làm loãng máu... Rong kinh còn là dấu hiệu của sảy thai, triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, viêm xương chậu… Nếu bệnh nhân không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối phó với hiện tượng rong kinh

Từ lúc dậy thì cho đến thời kỳ mãn kinh, hầu như chị em phụ nữ nào cũng có lần phải đối mặt với chứng rong kinh. Chính vì thế, hãy chuẩn bị một vài phương pháp để đối phó với hiện tượng gây khó chịu, mệt mỏi này.

Bổ sung chất sắt, bởi thiếu sắt thường đi kèm với thiếu máu. Bạn có thể uống chất sắt dưới dạng viên nén, hoặc ăn uống những thực phẩm giàu chất sắt như thịt có màu đỏ, cá, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, các loại đậu…

Sử dụng thuốc tránh thai cũng là một cách giúp hiện tượng rong kinh kết thúc. Bên cạnh là biện pháp tránh thai hiệu quả, thuốc tránh thai có chứa progestogen - phương pháp điều trị phổ biến đối với chứng rong kinh, có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giúp giảm hiệu quả sự mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt, nhất là ở những trường hợp bị mất máu quá nhiều hoặc tình trạng rong kinh kéo dài. Tuy nhiên, thuốc tránh thai sẽ gây tác dụng phụ khiến tâm trạng thay đổi, giữ nước, buồn nôn, căng ngực… Vì vậy, phái đẹp không nên lạm dụng thuốc tránh thai trong trường hợp này và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thảo dược tự nhiên sẽ là một lựa chọn hiệu quả để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cho phái đẹp. Đây là biện pháp nhẹ nhàng và an toàn cho cơ thể mà ít gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc thông thường. Các loại thảo mộc như trà hoa cúc, giúp thúc đẩy, hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố và giúp tâm trạng cân bằng. Cây kim ngân hoa giúp giảm căng thẳng thần kinh và làm giảm đau bụng kinh…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hải (Giadinh.net)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN