Nguy cơ bùng phát bệnh dại rất lớn

“Nguy cơ bùng phát bệnh dại là rất lớn nếu Việt Nam không kiểm soát bệnh dại trên đàn chó”, GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ khẳng định.

Tại nhiều tỉnh thành, nhất là ở miền Bắc, xuất hiện chó hoang mắc dại hoặc nghi nhiễm bệnh dại tấn công con người. Trước vấn đề này, GS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, nguy cơ bùng phát bệnh dại là rất lớn.

Theo GS Hiển, hầu hết mẫu xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đều dương tính với vi rút dại. Điều này, chứng tỏ vi rút dại lưu hành trên đàn chó rất cao.

Mới đây, (tháng 7/2013), tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, đã có 88 người bị chó cắn,. tại huyện Sóc Sơn đã có 130 người bị chó hoang dại cắn, tập trung ở các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Việt Long, Minh Phú. 4/4 mẫu chó của các xã này xét nghiệm tai Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đều dương tính với vi rút dại.

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8, tại huyện Phổ Yên có 83 người người bị súc vật nghi mắc bệnh dại cắn, trong đó 4 trường hợp bị thương nghiêm trọng ở vùng đầu, mặt, cổ; 15/18 xã trong huyện xảy ra tình trạng súc vật nghi mắc bệnh dại tấn công người…Còn tại tỉnh Yên Bái, riêng 4 tháng đầu năm đã có hơn 2.500 người bị chó cắn, trong đó 5 người đã tử vong.

Nguy cơ bùng phát bệnh dại rất lớn - 1

Tiêm phòng cho đàn chó ở huyện Sóc Sơn sau khi có thông tin 52 người bị chó cắn. Ảnh: Tri thức

GS Hiển cho biết, tâm lý chủ quan là nguyên nhân khiến việc phòng,chống bệnh dại bị lơ là.  Nhiều người cho rằng, bệnh dại đã được kiểm soát thành công, nên nhiều địa phương giảm sự quan tâm đầu tư cho công tác phòng chống bệnh dại. Mặt khác, những năm gần đây, chúng ta phải đối mặt với nhiều bệnh dịch khác như dịch cúm H5N1, dịch Sars, sốt xuất huyết, tả, tay chân miệng… nên đã giảm đầu tư cho phòng chống bệnh dại. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại  cho đàn chó thời gian gần đây rất thấp, nhiều nơi chỉ đạt khoảng 30%, tại các tỉnh miền núi trung du chỉ đạt khoảng 10% và thậm chí có tỉnh chưa tiêm phòng bệnh dại.

Để khống chế bệnh dại, GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho rằng, trước tiên, chính quyền các cấp phải nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong việc thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống bệnh dại ở động vật. Đó là chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại trên địa bàn. Đồng thời, huy động các ban ngành đoàn thể cùng người dân chủ động tham gia tích cực phòng chống bệnh dại, trong đó biện pháp chủ yếu là quản lý đàn chó.

Người dân cần khai báo việc nuôi chó cho chính quyền địa phương. Không cho chó ra đường phải bịt mõm và có người dắt, đặc biệt là phải tiêm vắc xin cho chó để chủ động dự phòng bệnh dại. Các chủ vật nuôi phải thường xuyên theo dõi động vật nuôi tại gia đình. Nếu có hiện tượng bất thường (chạy cắn người hoặc cắn động vật khác) thì phải nhốt ngay lại và báo với chính quyền địa phương. Khi bị chó dại cắn thì phải rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sau đó rửa bằng cồn 70% và đến ngay các cơ sở y tế để được chỉ định tiêm phòng bệnh dại.

Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa có yêu cầu siết chặt công tác phòng, chống bệnh dại chó, mèo trên địa bàn.

UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Sóc Sơn điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc chó lạ và thành lập tổ công tác tại các xã làm nhiệm vụ kiểm tra, tiêu diệt số chó lạ, chó thả rông. UBND huyện Sóc Sơn phải có biện pháp quản lý, nghiêm cấm việc kinh doanh, buôn bán, giết mổ và thả rông chó, mèo cho đến khi khống chế được hiện tượng trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN