Mẹo nhỏ nhưng cực hiệu quả dành cho người hôi chân
Hôi chân là một vấn đề khá phổ biến, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hôi chân không chỉ “làm phiền” những người xung quanh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (BV Đại học Y) cho biết: Hôi chân có thể được coi là một bệnh do tuyến mồ hôi chân tiết ra quá nhiều. Những thứ tiết ra đã bị vi khuẩn phân giải, tạo thành mồ hôi như mọi người vẫn thấy. Khi chân bị ra mồ hôi thì vi khuẩn sinh trưởng rất nhanh. Người bị bệnh hôi chân thường đi kèm với bệnh ra nhiều mồ hôi.
Hôi chân không chỉ “làm phiền” những người xung quanh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng mùi hôi khó chịu từ bàn chân lại khiến người mắc phải cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
Nguyên nhân chính gây hôi chân là do vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh ở các kẽ chân, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt và kín khí.
Việc đi giày dép kín, không thoáng khí trong thời gian dài cũng khiến chân bị bí bách, mồ hôi không thoát ra được, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, giày dép làm bằng chất liệu nhân tạo, không thấm hút mồ hôi sẽ làm tăng tình trạng hôi chân.
Một số người rửa chân không kỹ, để chân ẩm ướt khiến mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên da chân, gây ra mùi hôi.
Một số yếu tố khác như chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm có mùi hôi như tỏi, hành tây, các loại gia vị cay nóng có thể làm tăng mùi hôi chân. Một số bệnh lý như nấm chân, tăng tiết mồ hôi, tiểu đường cũng có thể gây ra mùi hôi chân. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là tăng tiết mồ hôi, từ đó làm tăng nguy cơ hôi chân. Cá biệt hơn, một số người có thể có xu hướng bị hôi chân do yếu tố di truyền.
Tuy nhiên, hôi chân không phải là hết thuốc chữa, hiệu quả khử mùi sẽ rất khả quan nếu bạn chú ý giữ cho da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng…
Hằng ngày bạn nên rửa chân từ 2 lần trở lên bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý kỳ cọ sạch các ngón, nhất là các khe kẽ. Nên chọn loại xà phòng có chứa thành phần kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi. Sau khi rửa, cần lau khô kỹ, đặc biệt là các kẽ ngón chân.
Người bị hôi chân nên ngâm chân bằng nước muối ấm vì muối có tác dụng sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
Thay đổi thói quen sinh hoạt bắt đầu từ cách chọn giày dép thoáng mát. Nên chọn giày dép làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, có nhiều lỗ thoáng khí. Thay tất thường xuyên, ít nhất 1-2 lần/ngày, đặc biệt là khi chân bị ẩm ướt. Ngâm chân bằng nước muối ấm vì muối có tác dụng sát khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Tẩy tế bào chết cho chân, giúp loại bỏ lớp tế bào chết bám trên da, tạo điều kiện cho da hô hấp. Tránh đi chân trần ở nơi công cộng để tránh lây nhiễm nấm và vi khuẩn.
Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm khử mùi như: Bột talc, giúp hút ẩm, giảm ma sát và khử mùi; Lăn khử mùi chân, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn; Dung dịch sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.
Ngâm chân với các loại thảo mộc như gừng, lá trà xanh, lá trầu không... là một phương pháp dân gian đơn giản nhưng hiệu quả. Các loại thảo mộc này chứa tinh dầu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi chân đồng thời làm dịu da và giảm viêm.
Sử dụng giấm táo cũng là một cách trị hôi chân được nhiều người tin tưởng. Giấm táo có tính axit nhẹ, giúp cân bằng độ pH trên da, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng làm mềm da và giảm ngứa.
Baking soda là một nguyên liệu có tính kiềm, giúp trung hòa axit và khử mùi hiệu quả. Bạn có thể pha baking soda với nước ấm để ngâm chân hoặc trộn baking soda với bột talc để rắc vào giày. Ngoài ra, baking soda còn có tác dụng làm mềm da và tẩy tế bào chết.
Trong trường hợp hôi chân do nấm gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Còn đối với những người bị tiết mồ hôi chân quá nhiều, thuốc giảm tiết mồ hôi có thể là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị hôi chân, bạn cần kiên trì thực hiện các biện pháp trên trong một thời gian dài. Nếu các biện pháp tự nhiên và các loại thuốc không mang lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, đồ uống có ga vì chúng có thể làm tăng tiết mồ hôi và gây mùi hôi. Cuối cùng, việc tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tiết mồ hôi và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hằng ngày bạn nên rửa chân từ 2 lần trở lên bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý kỳ cọ sạch các ngón, nhất là các khe kẽ.
Khi dùng các biện pháp khử mùi trên thì đồng thời phải khử trùng giày và tất bằng một trong những cách sau: Dùng rượu phun vào trong đôi giày đã bị hôi, mùi hôi sẽ bay mất; Lấy một ít phèn chua hoặc vôi bột bọc vào miếng vải. Trước khi đi ngủ nhét vào trong giày, sáng hôm sau tự khắc mùi hôi bay hết; Buổi tối lấy một ít giấy vụn cho vào giày, sẽ khử được mùi hôi.
Nguồn: [Link nguồn]
Bàn chân là một trong những bộ phận dễ bị bỏ quên nhất của cơ thể. Đừng để đến khi chúng bị tổn thương chúng ta mới biết những điều này.