Mẹ Việt “bật mí” bí kíp trị ho đàm

Đời sống ngày càng phát triển đồng nghĩa với vai trò của người phụ nữ ngày càng nâng cao. Họ bận rộn hơn, năng động hơn, quán xuyến nhiều hơn cả công việc ngoài xã hội và trong gia đình. Thế nhưng, đứng trước thách thức của căn bệnh ho có đàm, một bệnh lý thường gặp, nhiều chị em phụ nữ cũng không tránh khỏi băn khoăn, bối rối.

Ho có đàm là căn bệnh thường “viếng thăm” các gia đình mỗi khi thời tiết thay đổi. Ho đàm gây tức ngực, mệt mỏi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đảo lộn cuộc sống gia đình khiến các chị em “mất ăn, mất ngủ”. Đó còn chưa kể đàm đặc trong đường thở khiến người bệnh bị “biến dạng” giọng nói, ảnh hưởng đến giao tiếp và công việc. Ở trẻ nhỏ, do chưa có khả năng tự khạc đàm ra khỏi họng mỗi khi ho nên ho đàm rất lâu khỏi.

Hãy lắng nghe chia sẻ của những người mẹ, người vợ sau đây để tìm ra bí kíp trị ho đàm và duy trì niềm vui cho cả gia đình các mẹ nhé!

Chị Lê Thị Diệu Ng. , 32 tuổi, nhân viên tư vấn bảo hiểm, quận 4, TP.HCM

Đặc thù công việc phải ngồi máy lạnh thường xuyên và nói nhiều khiến chị Ng. hay bị đau họng, thỉnh thoảng những cơn đau họng đó lại phát triển lên thành những cơn ho có đàm. Những lúc ấy, đáng ghét nhất không phải là cảm giác đau họng mà là đàm vướng đặc cả cổ. Không đi gặp khách hàng được, bao nhiêu kế hoạch bị hủy bỏ khiến chị mệt mỏi vô cùng. Chị cũng chịu khó dùng các phương pháp trị ho đàm theo lời bạn bè nhưng ho thì có giảm còn đàm chẳng bớt đi nhiều. Tình trạng này cứ kéo dài khiến chị Ng. quyết định đến phòng khám gần nhà để được các chuyên gia tư vấn. Thì ra ho đàm là do sự tăng tiết nhầy, gây tắc nghẽn đường thở và khiến họng ngứa ngáy khó chịu, gây ra ho. Hết đàm thì sẽ hết ho, vậy nên không thể trị ho đàm mà không có tác động lên đàm.

Chị Ng. được khuyên dùng thuốc viên long đàm có chứa Bromhexine – hoạt chất dẫn xuất từ cây cang mai, có tác dụng làm loãng đàm và long đàm hiệu quả. Quả thật, chỉ trong vài ngày dùng, chị đã đỡ đàm, ho do đó cũng ít hơn. Bromhexine không những giúp chị tự bảo vệ mình mà khi bé Bi nhà chị bị ho đàm, chị cũng cho con dùng, bởi thuốc còn được bào chế dưới dạng siro dâu dịu ngọt, thích hợp cho trẻ nhỏ, ngay cả trẻ dưới 2 tuổi.

Mẹ Việt “bật mí” bí kíp trị ho đàm - 1

Hãy điều trị ho đàm đúng cách để mang lại niềm vui cho cả gia đình. Ảnh: KongKoong.

Chị Nguyễn Thanh T. , 29 tuổi, quản lý căn-tin bệnh viện, TP.HCM

Chồng chị T. là kỹ sư công trình. Công việc đòi hỏi anh phải đi nhiều và thích ứng với nhiều môi trường khác nhau. Có lẽ vì vậy, anh thỉnh thoảng cũng bị ho có đàm. Chị tập theo cách mẹ hay làm ngày xưa, dùng tắc chưng với đường phèn để chồng dùng nhưng ho có đỡ còn với đàm thì không hiệu quả mấy. 

Vì làm trong môi trường bệnh viện, được quen biết và tiếp xúc nhiều với các chuyên gia sức khỏe nên chị đã tranh thủ tham vấn ý kiến một chuyên gia về Hô hấp về tình trạng của chồng. Nhờ đó chị được biết đến Bromhexine - một hoạt chất dẫn xuất từ cây cang mai có tác dụng làm loãng đàm và long đàm hiệu quả. Chị T. đã nhanh chóng ghi nhớ lại, gặp dịp ông xã lại bị ho đàm hoành hành, chị thử mua về cho anh nhà dùng thì quả thật đàm ở cổ đã nhanh chóng loãng ra, khiến cho việc khạc đàm cũng dễ dàng hơn, ho theo vậy cũng bớt. Không những lấy lại tiếng cười nói cho gia đình, chị còn vô cùng hãnh diện khi đã tìm ra một phương pháp hiệu quả để chống lại những cơn ho có đàm đáng ghét.

Hoạt chất Bromhexine hiệu quả trên điều trị ho đàm với tác dụng phối hợp giúp loãng đàm và long đàm an toàn. Hiện đã có thuốc ho long đàm với Bromhexine, là dẫn xuất từ cây cang mai từ công ty dược phẩm của Đức, được bào chế dưới dạng thuốc viên nhỏ rất tiện lợi cho người lớn và cả siro dâu dịu ngọt thích hợp cho trẻ em (có thể dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi). Hãy lựa chọn các thuốc có nguồn gốc rõ ràng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cũng như bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.

(Bảo trợ thông tin: Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Trung Ương (T5G) - Bộ Y tế)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Vy ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN