Mặt trăng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

Sự kiện: Sống khỏe

Trong suốt các thời đại, các dân tộc trên khắp thế giới đã tôn sùng mặt trăng như một vị thần và tin rằng mặt trăng nắm giữ sức mạnh thực sự có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con người. Vậy sự thật như thế nào?

Mặt trăng và giấc ngủ

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, mặt trăng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con người: Trăng tròn làm gián đoạn giấc ngủ, khiến mọi người dễ bị mất ngủ.

Một nghiên cứu từ Đại học Basel ở Thụy Sĩ năm 2014 đã đánh giá chất lượng giấc ngủ của 319 người tham gia trong các giai đoạn mặt trăng khác nhau. Nghiên cứu này cho thấy trong một lần trăng tròn, những người tham gia có hiệu quả giấc ngủ thấp hơn. Điều này có nghĩa là trong thời gian ngủ, họ thức hoặc chỉ ở trong trạng thái ngủ nhẹ.

TS. Cajochen (Đại học Basel ở Thụy Sĩ) và đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu sau đó họ đã thu thập được vài năm trước khi tham gia một thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm này có sự tham gia các tình nguyện viên khỏe mạnh ở độ tuổi 20 -31 và 57 tuổi. Các tình nguyện viên đồng ý ngủ trong những căn phòng tối, không có cửa sổ trong thời gian nghiên cứu 3,5 ngày. Trong thời gian này, các nhà nghiên cứu đã đo lường sự thay đổi cấu trúc giấc ngủ, hoạt động của não trong khi ngủ, cũng như mức độ melatonin và cortisol. Kết quả cho thấy rằng ngay trước và sau khi trăng tròn, những người tham gia mất trung bình khoảng 5 phút để ngủ và thời gian ngủ của họ giảm khoảng 20 phút.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng giấc ngủ của họ cũng nhẹ hơn bình thường và mức độ melatonin cũng giảm xuống gần mức trăng tròn. Các nhà nghiên cứu không thể giải thích những thay đổi này bằng cách tiếp xúc với ánh trăng sáng vì những người tham gia ngủ trong môi trường hoàn toàn tối, có kiểm soát.

TS. Cajochen kết luận: “Chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người, ngay cả khi người ta không” nhìn thấy “mặt trăng và không nhận thức được giai đoạn mặt trăng thực tế”.

Nghiên cứu dường như cho thấy rằng trăng tròn có thể làm gián đoạn giấc ngủ, mặc dù bằng chứng vẫn còn hạn chế.

Nghiên cứu dường như cho thấy rằng trăng tròn có thể làm gián đoạn giấc ngủ, mặc dù bằng chứng vẫn còn hạn chế.

Mặt trăng và sức khỏe tinh thần

Một quan niệm khác được nhiều người cho rằng mặt trăng ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trăng tròn có thể khiến con người trở nên hung dữ hơn. Trong văn hóa dân gian, trăng tròn kích hoạt sự biến chuyển từ người sang sói của người sói, một sinh vật thần thoại phản ánh nỗi khát khao tiềm năng sức mạnh của con người. Các từ tiếng Anh biểu thị sự điên rồ hoặc lập dị, chẳng hạn như “moony”, “lunatic” hoặc “lunacy”, tất cả đều có nguồn gốc tiếng Anh cổ hoặc tiếng Latin có nghĩa là “mặt trăng”. Một nghiên cứu từ năm 1984 cho thấy tỷ lệ tội phạm có khả năng tăng vào những đêm có trăng tròn. Các tác giả cho biết điều này có thể là do “sóng thủy triều của con người” gây ra bởi lực hấp dẫn của mặt trăng.

Nghiên cứu gần đây được công bố vào năm 2009, cho thấy các cơ sở tâm thần đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn trong thời gian trăng tròn hơn bình thường. Nghiên cứu nhỏ này, đã xem xét hồ sơ của 91 bệnh nhân bị rối loạn hành vi dữ dội và cấp tính”, cho thấy có tới 23% số lần nhập viện của những bệnh nhân này diễn ra trong thời gian trăng tròn, gần gấp đôi số lượng cho các giai đoạn mặt trăng khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm thần học năm 1998 cho thấy “không có mối quan hệ đáng kể” giữa bất kỳ giai đoạn nào của mặt trăng và sự gia tăng hành vi bạo lực. Mới đây, năm 2019, các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đã phân tích dữ liệu của 17.966 cá nhân được điều trị tại 15 phòng khám tâm thần khác nhau trong hơn 10 năm. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy bằng chứng về sự gia tăng xâm lược trong giai đoạn trăng tròn.

Trong tương lai, thay vào việc nhìn vào các thiên thể sự vật, hiện tượng tự nhiên, con người sẽ tìm thấy câu trả lời thực sự bằng khoa học và bối cảnh thực tế hơn.

Mặt trăng và chu kỳ kinh nguyệt

Từ lâu, rất nhiều người vẫn gọi chu kỳ kinh nguyệt là “chu kỳ mặt trăng” và tin rằng có một tương đồng giữa các giai đoạn của mặt trăng và kinh nguyệt ở phụ nữ. Hiện nay có vô số các trang web và ứng dụng điện thoại thông minh có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn theo các giai đoạn của mặt trăng. Một số tác giả còn khuyên thực hiện cơ hội mang thai của họ bằng cách tính đến các giai đoạn mặt trăng.

Sự thật thế nào? Quan niệm cho rằng chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn của mặt trăng có mối liên hệ nào đó xuất phát từ khái niệm rằng, trung bình một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày, dài bằng một chu kỳ mặt trăng. Mặt trăng mất 27 ngày, 7 giờ và 43 phút để hoàn thành một chu trình trên Trái đất và 29,5 ngày cho chu kỳ mặt trăng.

Trong thập niên 70, 80 và 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu quy mô nhỏ khác nhau cho rằng các giai đoạn rụng trứng trùng với pha “sáng” (trong giai đoạn dẫn đến trăng tròn) và giai đoạn “tối” (dẫn đến mặt trăng mới) của chu kỳ mặt trăng. Một số nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan giữa các giai đoạn của mặt trăng, sự thay đổi nồng độ melatonin, một loại hormon giúp điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ và giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Năm 2005, một nghiên cứu của Nepal đã chỉ ra rằng những phụ nữ có giai đoạn rụng trứng trùng với trăng tròn và mang thai trong thời gian trăng tròn, có nhiều khả năng sinh con trai. Những người thụ thai trước trăng tròn có nhiều khả năng sinh bé gái. Tuy nhiên, hầu hết các thời kỳ không có khả năng “đồng bộ” với các giai đoạn mặt trăng cụ thể, ngoại trừ do sự trùng hợp. Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài trong khoảng 21 đến 35 ngày và có thể thay đổi theo tuổi, các yếu tố nội tiết tố. Tuy nhiên, một nghiên cứu hồi cứu kéo dài 1 năm gần đây trên 74 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mâu thuẫn với ý kiến cho rằng mặt trăng có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan nào giữa kinh nguyệt, khả năng sinh sản và các giai đoạn của mặt trăng.

23 thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn

Mọi người thường nghĩ rằng chỉ khi ngâm mình trong nước nóng để thư giãn thì mới giúp ngủ ngon được. Tuy nhiên, chế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Linh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN