Mắc bệnh này mãi không khỏi cẩn thận bị ung thư phổi mà không biết

Can thiệp kịp thời khi các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi vừa xuất hiện sẽ cải thiện tỉ lệ sống sót. Nhất là khi bạn mắc viêm phế quản không khỏi.

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng, gần đây xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới. Đáng chú ý ung thư phổi hiện đứng thứ 2 trong số 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta (chỉ xếp sau ung thư gan).

Thật không may, ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Hầu hết các loại ung thư phổi không gây ra các triệu chứng cho đến khi bệnh đã đến giai đoạn muộn.

Bị viêm phế quản không khỏi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.(Ảnh minh họa)

Bị viêm phế quản không khỏi là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, một dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh chết người này là bị viêm phế quản. Nguyên nhân là bởi ung thư phổi gây ảnh hưởng lớn đến đường hô hấp dẫn đến các bệnh nhiễm trùng trong đó có viêm phế quản. Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng phế quản, khiến chúng bị kích thích và viêm. Điều này thường khiến phổi tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm khác của ung thư phổi bao gồm:

- Ho lâu, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn (chiếm khoảng 70% các trường hợp)

- Ho ra máu

- Khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng

- Đau hoặc tức ngực khi thở hoặc ho

- Khó thở dai dẳng

- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân

- Đau tay, vai và các ngón tay: Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.

- Dấu hiệu khác thường ở các mô vú

Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, phụ nữ cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở bộ phận khác gây ra.

Theo các chuyên gia, nên đi khám ngay nếu gặp các triệu chứng kể trên, đặc biệt là khi bị khó thở hoặc ho dai dẳng.

Với những người có nguy cơ cao bị ung thư phổi sau đây càng cần chú ý:

- Người thường xuyên tiếp xúc với khói dầu diesel

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sống ở khu vực có nồng độ khí NO cao, có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn khoảng 33%. Tất nhiên, những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với khói thải, có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn.

- Người nghiện hút thuốc

90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá, mặc dù những người chưa bao giờ hút thuốc cũng có thể mắc bệnh này. Theo nghiên cứu, hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần. Hút thuốc thụ động trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ.

- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại

Tiếp xúc với một số chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, gồm thạch tín, amiăng, rerili, cadmium, khói than và than cốc, silica và niken.

- Người mắc các bệnh ở phế quản phổi

Nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Huyền thoại bóng đá Johan Cruyff qua đời vì ung thư phổi: Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh

Vào ngày 24 tháng 3 năm 2016, huyền thoại bóng đá Hà Lan Johan Cruyff đã qua đời vì bệnh ung thư phổi ở tuổi 68, tại Barcelona,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN