“Lấy tạng tôi đi, tôi cho anh 50 chục triệu”

Sự kiện: Sống khỏe

Đó là lời đề nghị của một người đàn ông quê Thanh Hoá ra tận Hà Nội để mong muốn được “bán” một phần cơ thể của mình vì quá túng quẫn.

“Lấy tạng tôi đi, tôi cho anh 50 chục triệu” - 1

Ảnh minh hoạ.

Giám đốc Ngân hàng mắt ông Nguyễn Hữu Hoàng kể về câu chuyện những người xin được bán giác mạc điều mà quy định của pháp luật cấm bặt. Ông Hoàng kể gần đây nhất vào một buổi trưa khi ông đang làm việc.

Ông thấy một người đàn ông trung niên, gày gò, đen gõ cửa xin vào gặp. Bên ngoài cửa cùng đi với người đàn ông này còn vài người nữa rất bặm trợn. Ông Hoàng hỏi người đàn ông lạ thì ông ấy run run nói nhanh và đưa ra cái chứng minh thư. Người đàn ông đề nghị bán 1 con mắt cho Ngân hàng Mắt.

Nghe đề nghị của người đàn ông này, ông Hoàng tư vấn về điều đó là không thể vì pháp luật cấm và chỉ hiến được giác mạc trong điều kiện nào chứ không ai lấy cả mắt như thế.

Tuy nhiên, người đàn ông nắm lấy tay ông Hoàng và xin “hãy giúp tôi đi, tôi sẽ cho anh 50 triệu”. Lời đề nghị của người đàn ông lạ khiến ông Hoàng bật cười và đã cố gắng giải thích thêm cho ông hiểu về việc bán tạng là vi phạm pháp luật.

Sau nửa tiếng kỳ kèo xin bán một bên mắt không được, người đàn ông thất vọng ra về. Ông Hoàng cho biết tưởng là ông ấy về nhưng không phải người đàn ông này lại đi sang Trung tâm điều phối và Ghép tạng quốc gia tại Bệnh viện Việt Đức để xin bán tạng.

Cán bộ của trung tâm tư vấn cho người đàn ông này giống như bên Ngân hàng Mắt đã tư vấn nhưng người đàn ông này vẫn một mực xin được bán tạng của mình. “Ông ấy khẩn khiết xin bán vì khó khăn và hứa nếu lấy tạng tôi để ghép cho người khác tôi sẽ cho anh mấy chục triệu”.

Các cán bộ tư vấn lại phải nhẹ nhàng tư vấn cho người đàn ông này để họ hiểu hơn về ý nghĩa của việc hiến mô tạng chứ không phải bán tạng. Cuối cùng, người đàn ông này ra về trong thất vọng.

Chị Nguyễn Phượng Hoàng – Cán bộ của Trung tâm Điều phối và ghép tạng quốc gia tâm sự cách đây không lâu chị cũng tiếp một người đàn ông khoảng 60 tuổi đi xe từ Huế ra Hà Nội vào trung tâm xin bán tạng.

Chị Hoàng cho biết người đàn ông này tâm sự không muốn sống vì nợ nần. Vợ chồng ly hôn, ông nuôi một đứa con nuôi và nó vay nặng lãi đến giờ tiền ông làm ra không đủ để trả lãi hàng ngày. Ông nghĩ quẩn đến chuyện bán tạng và xin bán tạng.

Khi ra trung tâm, người đàn ông này cứ ở lại và xin trung tâm chỗ ở để sống qua ngày chờ hiến tạng vì ông không còn tiền quay về Huế. Tại trung tâm, những trường hợp như hai người đàn ông trên không phải là hiếm. Theo các cán bộ ở đây hầu như ngày nào cũng có người đến ngỏ ý xin bán tạng của mình. Khi được cán bộ từ chối thẳng thừng nhiều người không ngần ngại ngã giá sẽ cho tiền nếu bán được tạng.

Theo quy định của pháp luật, “nghiêm cấm hoàn toàn” mua bán, kinh doanh nội tạng là do những hệ quả khôn lường về mặt xã hội và nhân đạo, đặc biệt nó có liên quan đến tội phạm mua bán người - một trong những loại tội phạm được cả thế giới quan tâm ngăn chặn hiện nay.Việt Nam đã quy định về vấn đề này cụ thể trong điều 11 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Quy định cụ thể về việc nghiêm cấm mua bán nội tạng cũng như quảng cáo liên quan đến mua bán và ghép tạng).

Trong điều 154 Bộ Luật Hình sự cũng quy định rõ về mức phạt tù với người có hành vi mua bán nội tạng. Theo đó, người thực hiện hành vi trên sẽ phải đối mặt với mức phạt tù ít nhất là 3-7 năm tù.

Nếu hoạt động từ 2 người trở lên hoặc có tổ chức, mức phạt tù sẽ là từ 7-15 năm tù và từ 20 năm tù trở lên nếu vi phạm nghiêm trọng. Như vậy, Luật pháp đã quy định rõ ràng và chặt chẽ: Việt Nam chỉ chấp nhận nghĩa cử cao đẹp là hiến tạng tự nguyện.

Chính vì vậy, bất cứ ai muốn bán thận, một phần tạng của mình là phi pháp vì pháp luật không thừa nhận.

1 người hiến tạng, 3 người nhận đều chết vì “lây” ung thư vú

Ba người phụ nữ qua đời sau khi bị "lây" bệnh ung thư vú từ cùng một người hiến tặng nội tạng. Vụ việc lạ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN