Điều trị nhọt, dễ mà khó

Mụn, nhọt tưởng là bệnh ngoài da đơn giản, tuy nhiên, nếu không hiểu và không điều trị đúng cách thì dễ gây nguy hiểm.

Nhọt thường xuất hiện đột ngột như một vết sưng đầy mủ, xảy ra bất cứ nơi nào trên da nhưng chủ yếu ở mặt, cổ, nách, mông, khu vực lông, tóc. Nhọt bình thường thì có mủ, phát triển tới lúc “chín” thì bị vỡ và chảy nước, sau đó lành và không để lại sẹo. Tuy nhiên, cần lưu ý với thọt độc là một nhóm các bóng nước đã hình thành một khu vực kết nối của nhiễm trùng dưới da. Nhọt độc gây nhiễm trùng sâu hơn và nghiêm trọng hơn so với bóng nước duy nhất.

Điều trị nhọt, dễ mà khó - 1

Phái nữ luôn phải lo lắng mỗi khi mụn xuất hiện trên cơ thể.  I.T

Khi bị nhọt độc thì dễ gặp các biến chứng nguy hiểm, trong đó nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, đó là do vi khuẩn từ nhọt lọt vào máu gây nhiễm trùng lan rộng, có thể đe dọa tính mạng.

Thông thường với nhọt lành thì tự khỏi, nếu nhọt lớn bác sĩ có thể rạch một vết mổ nhỏ trên đỉnh, sau đó phủ bằng gạc vô trùng để mủ có thể tiếp tục thoát ra (lưu ý là không được tự ép hoặc chích nhọt). Nếu là nhọt độc, gây nhiễm trùng thì thường phải điều trị thuốc kháng sinh để giúp chữa bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc tái phát. Với các loại nhọt, có thể áp một khăn ấm vùng bị ảnh hưởng. Làm điều này trong ít nhất 10 phút mỗi vài giờ. Nếu có thể, trước tiên ngâm vải trong nước muối ấm, điều này giúp các nhọt vỡ để ráo nhanh hơn. Sau đó nhẹ nhàng rửa nhọt 2 - 3 lần một ngày. Sau khi rửa, kháng sinh và che phủ với một băng.

Đặc biệt, việc điều trị nhọt (nhất là điều trị ngoài da) có thể dùng thay thế kháng sinh bằng dầu cây chè, được chiết xuất từ lá của cây chè (Melaleuca alternifolia), đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như là một chất sát trùng và kháng sinh chống nấm. Nó có thể giúp giảm tốc độ khó chịu và chữa nhọt hữu hiệu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Thanh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN