Cuộc "đấu trí" cắt ruột cứu bệnh nhi 12 tuổi

Xoắn ruột ở trẻ khiến mạch máu bị tắc gây hoại tử phần ruột không nhận được máu, đây là một cấp cứu khẩn trương, đòi hỏi phải xử lý nhanh, nếu không trẻ có thể tử vong sớm.

Khoa Ngoại bụng, Bệnh viện 103 vừa cứu chữa thành công cho bệnh nhi Nguyễn Phượng Hoàng (12 tuổi ở Hòa Bình), nhập viện trong tình trạng khá muộn, đau bụng dữ dội sau 24 giờ mới được chuyển tới viện.

Lúc này bệnh nhân giảm đau, nhưng siêu âm thấy nhiều dịch, chọc dịch phát hiện bất thường, dịch màu hồng, mạch chậm, biểu hiện nhiễm độc nhiều. Đây là bệnh nhi nhỏ tuổi chưa từng bị phẫu thuật bụng, nên trên lâm sàng, biểu hiện của bệnh nhi khá mờ nhạt, rất có khả năng nhầm lẫn với các bệnh nội khoa khác.

Cuộc "đấu trí" cắt ruột cứu bệnh nhi 12 tuổi - 1

Bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa chăm sóc cho bệnh nhi Hoàng.

Nhưng may mắn đối với Hoàng, TS.BS Đặng Việt Dũng, Chủ nhiệm Khoa Ngoại bụng trước đó vừa cấp cứu cho một bệnh nhân lớn tuổi cũng có triệu chứng như vậy và được chẩn đoán là xoắn ruột. Vậy là Hoàng được phẫu thuật mở cấp cứu ngay.

TS.BS Đặng Việt Dũng cho biết, xoắn ruột hoại tử tiến triển bệnh rất nhanh, như người bị rắn cắn đeo gato, nếu không được xử lý kịp thời sẽ mất cả chiếc chân đó. Đối với người bình thường bị xoắn ruột thường trước đó đã bị một cuộc mổ bụng nào đó, nhưng cái khó phát hiện của bệnh nhi  này chưa từng phẫu thuật bệnh gì.

Nếu bệnh nhân được đến viện khi đang đau dữ dội thì bác sĩ nhìn cơn đau có thể chẩn đoán ra ngay, nhưng bệnh nhân này đến viện muộn, nên các cơn đau đã giảm đi nhiều, chỉ còn biến chứng của cơn đau đó là hoại tử. Bệnh nhi này xoắn ruột do có một dây chằng tự nhiên làm thúc đẩy quá trình xoắn ruột và nó xoắn hầu như hết ruột non.

Khi các bác sĩ mổ ra thấy đoạn ruột màu hồng (ruột không tổn thương) rất ngắn, chỉ khoảng 50cm. Nếu vội vàng xử lý nhanh mà cắt hết những đoạn hoại tử, chỉ còn lại đoạn ruột ngắn ít ỏi này thì bệnh nhân sau phẫu thuật cũng không hấp thụ được thức ăn, rối loạn nước điện giải và nguy cơ tử vong cũng sẽ cao. Bằng kinh nghiệm, chúng tôi đã ủ ấm ruột non và mạc treo, tiêm thuốc giãn mạch, bảo tồn tổng cộng được 80cm ruột không tổn thương và tiến hành cắt bỏ 2,5m đoạn hoại tử, nối ruột bình thường. Vì vậy, sau vài ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã đi đại tiện bình thường và trở về cuộc sống khoẻ mạnh.

TS.BS Đặng Việt Dũng cũng nhấn mạnh, xoắn ruột xảy ra đột ngột, đau bụng dữ dội và liên tục. Vì vậy, khi bị đau cần đưa tới cấp cứu tại bệnh viện ngay để được chẩn đoán sớm, tránh hoại tử ruột nhiều, gây những điều đáng tiếc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Hằng (Kiến thức)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN