Cơn đau đáng sợ lúc nửa đêm mang tên chuột rút
Chuột rút là triệu chứng ai cũng gặp vài lần tuy nhiên theo các bác sĩ, nếu bị chuột rút về đêm thì không thể xem thường đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Không ngủ được vì chuột rút
Chị Nguyễn Thị Hoài, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội mất ăn, mất ngủ vì chứng chuột rút ban đêm. Chị Hoài kể khoảng 2 tháng nay có khi đang ngủ chị lại giật mình không ngủ nổi vì cơn chuột rút. Có lúc, chị chỉ ôm chân mà khóc vì rất đau và đến sáng đi làm chị thấy chân vẫn có cảm giác đau.
Chị Hoài đi khám bác sĩ kê thuốc cho rằng chị thiếu canxi và magie, chị Hoài về uống nhưng dấu hiệu không giảm và cơn chuột rút càng nhiều. “40 tuổi rồi mà đêm ngủ cứ đơ hết cả chân ra như phụ nữ sắp đến tháng đẻ” – chị Hoài than thở. Tối đi ngủ chị Hoài vẫn cố gắng vận động 5 – 10 phút nhưng vẫn không có dấu hiệu giảm.
Không chỉ riêng chị Hoài, bà Trần Thị Định trú tại Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội cũng mất ngủ vì chuột rút. Theo bà Định bà bị chuột rút đến mức không ngủ nổi, có đêm chồng bà phải ngồi bê chân cho vợ mà không biết vì sao. Bà đi khám ở đâu bác sĩ cũng kê thuốc này thuốc nọ nhưng không có tác dụng. Chỉ đến khi bà được bác sĩ chỉ định suy giản tĩnh mạch chi và phải điều trị bệnh này thì chứng chuột rút mới tạm hết.
PGS Nguyễn Hoài Nam – Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện đa khoa quốc tế Minh Anh, TP.HCM cho biết ông gặp nhiều bệnh nhân bị chuột rút và có người mô tả cơn đau như bóp chặt cẳng chân và gây ra nỗi kinh hoàng lo sợ cho họ. Ở một số người, các cơn chuột rút có thể xảy ra liên tục và có khi còn kéo dài vài ngày và việc đi lại cũng bị đau đến ngày hôm sau.
PGS Nam cho biết nhiều người đi bơi bị chuột rút có thể bị đuối nước nếu không có người cứu có thể tử vong và khi tập luyện thể thao khởi động không kỹ cũng có thể bị chuột rút gây nguy hiểm.
Nguyên nhân chính hay bị bỏ qua
PGS Nam cho biết, có nhiều người nghĩ chuột rút là sinh lý bình thường, tuy nhiên đây có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm khác. Trong y học, các bác sĩ đều chỉ ra nhiều nguyên nhân gây cơn chuột rút, tuy nhiên chuột rút thường hay gặp nhất trong y khoa là tình trạng chuột rút về ban đêm do suy hệ thống tĩnh mạch của chân.
Người ta thấy rằng có đến trên 70% số bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút về ban đêm. Có những bệnh nhân bị chuột rút hàng đêm đến nỗi bệnh nhân không dám ngủ và đưa đến tình trạng trầm cảm nặng.
Khi bị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, sự ứ trệ dòng máu đi trong lòng các tĩnh mạch đặc biệt là trong tĩnh mạch sâu có thể làm tăng số lượng các chất chuyển hóa trong khối cơ bắp, khiến cho cơ dễ bị kích thích và gây co cơ. Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạch khiến lưu thông máu kém, máu tĩnh mạch (máu nghèo oxy) bị ứ đọng lại khiến cơ bắp chân bị thiếu oxy. Mặt khác tình trạng phù chân thường gặp trong suy tĩnh mạch cũng là nguyên nhân làm tăng tính kích thích của các sợi dây thần kinh tự chủ gây co cơ.
Cơn chuột rút có thể xuất hiện đột ngột và gây rắc rối cho bạn vì khi đó người bệnh hoàn toàn mất khả năng kiểm soát hành vi của mình trong một số trường hợp. Đối với một số người, chuột rút xảy ra vào ban đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ.
Khi chuột rút xảy ra, khu vực bị chuột rút trở nên đau, cứng và khó di chuyển, vận động. Trong một số trường hợp, chúng có thể xảy ra sau khi tập luyện quá căng thẳng.
PGS Nam cho biết, nếu tìm được nguyên nhân gây chuột rút về ban đêm là do tình trạng suy tĩnh mạch, bệnh nhân cần phải được điều trị sớm và dứt điểm vì ai đã bị một lần chuột rút đều nhớ đời bởi rất đau đớn.
Việc điều trị nên bắt đầu bằng thay đổi các thói quen như không ngồi xổm, không đi giày cao gót, xoa bóp chân trước khi đi ngủ, uống nước đầy đủ… Khi các phương pháp trên không hiệu quả nên sử dụng các loại thuốc làm vững bền thành mạch, cải thiện sự lưu thông của dòng máu trong tĩnh mạch, sử dụng các loại tất áp lực để điều trị suy tĩnh mạch.
Những thay đổi bất thường dù là nhỏ nhất dưới đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim. Tuyệt đối không...