Chỉ một dấu hiệu bất thường, nam sinh đi khám phát hiện ung thư tinh hoàn

Sự kiện: Ung thư

Tom Belfield đến từ London (Anh), trong 1 lần đang học tại Đại học Bournemouth thì nhận thấy có điều gì đó khác thường ở tinh hoàn của mình.

Tom không bị đau và không có triệu chứng rõ ràng, nhưng anh nhận thấy tinh hoàn bên phải của mình có cảm giác khác với bên trái, điều mà trước đây chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên, do đang trong kỳ học và nghĩ mọi chuyện sẽ không nghiêm trọng, nên Tom đã không đi kiểm tra.

Sau đó 6 tuần, anh đến gặp chuyên gia y tế và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn giai đoạn 1.

Tom được thực hiện chụp CT khẩn cấp, đặt lịch hẹn lấy tinh trùng trước khi thực hiện điều trị và phẫu thuật. Tom phải cắt bỏ tinh hoàn để ngăn chặn sự lây lan của ung thư và hiện nay anh đã hoàn toàn bình phục, cần theo dõi kỹ lưỡng trong 5 năm tới.

Ung thư tinh hoàn là sự phát triển của các tế bào bắt đầu ở tinh hoàn. Tinh hoàn tạo ra tinh trùng và hormone testosterone. Ung thư tinh hoàn không phải là một loại ung thư phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở độ tuổi từ 15 đến 45.

Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này thường là vết sưng hoặc cục trên tinh hoàn. Các tế bào ung thư có thể phát triển nhanh chóng, lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị cao. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ung thư tinh hoàn và mức độ lan rộng của nó. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật và hóa trị.

Chỉ một dấu hiệu bất thường, nam sinh đi khám phát hiện ung thư tinh hoàn - 1

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tinh hoàn bao gồm:

- Một khối u hoặc sưng ở một trong hai tinh hoàn

- Cảm giác nặng nề ở bìu

- Đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc háng

- Sưng đột ngột ở bìu

- Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu

- Sưng hoặc đau của mô vú

- Đau lưng

Thông thường ung thư tinh hoàn chỉ xảy ra ở một tinh hoàn.

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân gây ra.

Ung thư tinh hoàn bắt đầu khi có sự thay đổi trong DNA của tế bào tinh hoàn. DNA của tế bào nắm giữ các hướng dẫn cho tế bào biết phải làm gì. Những thay đổi này yêu cầu các tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng. Các tế bào ung thư tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh chết đi như một phần của vòng đời tự nhiên của chúng. Điều này gây ra rất nhiều tế bào thừa, có thể hình thành khối u.

Theo thời gian, khối u có thể phát triển ra ngoài tinh hoàn. Một số tế bào có thể vỡ ra và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư tinh hoàn thường lây lan đến các hạch bạch huyết, gan và phổi.

Khi nào cần đi khám

Hãy đến bệnh viện kiểm tra nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn 2 tuần. Chúng bao gồm đau, sưng hoặc vón cục ở tinh hoàn hoặc vùng háng.

Nguồn: [Link nguồn]

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn, nam giới nhất định phải biết

Tất cả nam giới, nhất là thanh niên phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Express) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN