Căn bệnh nhạc sĩ Ngọc Châu mắc ngày càng nhiều người trẻ bị, đây là 4 dấu hiệu cảnh báo ai cũng nên biết!

Bệnh suy tim mặc dù có nhiều phương pháp điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bị suy tim chỉ dưới 50%.

Sáng 17/3, khán giả và nhiều nghệ sĩ không khỏi bàng hoàng với tin nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời ở tuổi 55.

Ca sĩ Khánh Linh - em gái nhạc sĩ Ngọc Châu cho biết anh mất hồi 7h20 ngày 17/3/2022 tại bệnh viện 108 do suy tim giai đoạn cuối. Trước đó, anh bị bệnh suy tim nặng, từng phải nhập viện nhưng sức khoẻ đã tiến triển từ 2 tuần trước.

Suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch. Ảnh minh họa

Suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, là hậu quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, bệnh động mạch vành...

Hiện tại, mặc dù có nhiều phương pháp điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn rất cao. Theo thống kê, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bị suy tim chỉ dưới 50%. Có khoảng 25% thường phải nhập viện trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện. Do đó, việc nhận biết sớm dấu hiệu suy tim là rất quan trọng.

Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, có 4 cấp độ suy tim bao gồm:

- Suy tim độ 1: Ở giai đoạn này, các hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở…quá mức.

- Suy tim độ 2: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hụt hơi, đau thắt ngực, mệt mỏi khó khăn khi hoạt động thể chất. Nhưng bệnh nhân sẽ thấy thoải mái ngay khi nghỉ ngơi.

- Suy tim độ 3: Các hoạt động thể chất nhẹ nhàng đã gây mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc khó thở, khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động đáng kể.

- Suy tim độ 4: Là suy tim mức độ nặng nhất và là chặng đường cuối cùng của suy tim. Trong giai đoạn này, người bệnh gần như mất khả năng vận động thể lực, các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn và hiện diện ngay cả khi nghỉ ngơi.

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh việc duy trì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì lựa chọn lối sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần tích cực vào quá trình điều trị bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân suy tim.

Lựa chọn lối sinh hoạt lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất. Ảnh minh họa

Lựa chọn lối sinh hoạt lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất. Ảnh minh họa

Cách phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch

- Duy trì chế độ ăn nhạt. Tuyệt đối không ăn thức ăn có nhiều chất béo động vật, giàu cholesterol như nội tạng động vật, óc...

- Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi trong các khẩu phần ăn hàng ngày.

- Vận động đều đặn, hợp lý mỗi ngày. Có thể thực hiện đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày 30-45 phút.

- Tránh stress, không lo âu, căng thẳng. Nếu có những triệu chứng này nên tìm cách giải tỏa stress lành mạnh như xem phim hài, nghe nhạc, ngồi thiền, nấu ăn...

- Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. Nếu mắc bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid máu... cần điều chỉnh lối sống, ăn uống cùng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh nguy cơ suy tim cũng như bệnh tim mạch khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh giác với biến chứng tim mạch hậu COVID-19

Sau thời gian điều trị COVID-19, phục hồi và có kết quả âm tính với virus corona, nhiều người vẫn phải đối diện các vấn đề sức khỏe do hội chứng hậu COVID-19 hay hội chứng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh của người nổi tiếng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN