Bay đường dài có thể tăng nguy cơ ung thư
Một cuộc sống với lối sinh hoạt thiếu ổn định, thường xuyên đi xa và cố thích nghi với các múi giờ khác nhau có thể phá hủy đồng hồ sinh học của bạn - lá chắn tự nhiên bảo vệ bạn khỏi ung thư.
Nghiên cứu mới công bố, đứng đầu bởi Tiến sĩ Angela Relógio (Đại học Y Charité, Berlin, Đức) cho thấy chiếc đồng hồ sinh học không chỉ giúp cơ thể bạn hoạt động có hiệu quả hơn, nhắc nhở bạn thực hiện "thời khóa biểu" phù hợp sinh lý mà còn hoạt động như một tấm lá chắn chống lại bệnh ung thư.
Cuộc sống nay đây mai đó có thể là yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư - ảnh: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã phân tích một gia đình protein có tên là RAS trên chuột. RAS chính là thứ kiểm soát việc nhân lên của các tế bào. Ở người và chuột, RAS hoạt động như nhau. Người ta phát hiện RAS được kích hoạt một cách không phù hợp trong khoảng 25% các tế bào ung thư.
Nghiên cứu cho thấy RAS có mối liên hệ mật thiết với đồng hồ sinh học trong cơ thể người. Khi chiếc đồng hồ này bị đảo lộn, RAS cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Việc thường xuyên di chuyển ở nhiều quốc gia được cho là tác động xấu và trực tiếp nhất, do chênh lệch múi giờ, đồng nghĩa với thời gian sáng – tối cũng bất ổn. Đồng hồ sinh học của chúng ta luôn được đồng bộ với tín hiệu ánh sáng và bóng tối, đó là lý do nó rối loạn và làm chúng ta mệt mỏi.
Các nhà khoa học đặt vấn đề: Đã đến lúc nên thêm việc có một cuộc sống thường xuyên đảo lộn, nhiều chuyến bay đường dài là một "yếu tố nguy cơ" cho bệnh ung thư?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ngăn chặn sự hình thành...