Bà nội Kalyani trong "Cô dâu 8 tuổi" đột ngột qua đời vì ngừng tim, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Nữ diễn viên kỳ cựu Surekha Sikri đã qua đời ở tuổi 75 sau một cơn ngừng tim. Nữ diễn viên được biết đến trong bộ phim như Cô dâu 8 tuổi và nhiều bộ phim truyền hình Ấn Độ khác.

Sinh ra ở Uttar Pradesh, bà tốt nghiệp trường Kịch nghệ Quốc gia (NSD) năm 1971 và giành được giải thưởng Sangeet Natak Akademi năm 1989. Nữ diễn viên được nhiều người biết đến với vai diễn người bà nghiêm khắc Kalyani trong phim truyền hình "Cô dâu 8 tuổi".

Bà nội Kalyani trong "Cô dâu 8 tuổi" đột ngột qua đời vì ngừng tim, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý - 1

Surekha Sikri đã trải qua 1 thời gian dài ốm yếu với 2 lần bị đột quỵ não vào năm 2018 và 2020. Sau lần đột quỵ thứ 2 vào năm 2020, bà bị biến chứng và thường xuyên cần có người bên cạnh chăm sóc, không thể tiếp tục quay phim. Nữ diễn viên đã qua đời tại Mumbai vì chứng ngừng tim ở tuổi 75 vào ngày 16 tháng 7  năm 2021.

Bà nội Kalyani trong "Cô dâu 8 tuổi" đột ngột qua đời vì ngừng tim, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý - 2

Ngừng tim đột ngột là sự mất đột ngột chức năng tim, nhịp thở và ý thức. Tình trạng này thường là do hệ thống điện của tim có vấn đề, hệ thống này làm gián đoạn hoạt động bơm máu của tim và ngừng lưu thông máu đến cơ thể.

Ngừng tim đột ngột không giống như một cơn đau tim, khi dòng máu đến một phần của tim bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, một cơn đau tim đôi khi có thể gây ra rối loạn điện dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Nếu không được điều trị ngay lập tức, ngừng tim đột ngột có thể dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu của ngừng tim đột ngột bao gồm:

- Sụp đổ đột ngột

- Tim ngừng đập

- Ngừng thở

- Mất ý thức

Đôi khi có 1 số dấu hiệu và triệu chứng khác xảy ra trước khi ngừng tim đột ngột. Chúng bao gồm:

- Khó chịu ở ngực

- Khó thở

- Mệt mỏi, yếu đuối

- Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (đánh trống ngực)

Tuy nhiên, ngừng tim thường đột ngột xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước.

Bà nội Kalyani trong "Cô dâu 8 tuổi" đột ngột qua đời vì ngừng tim, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý - 3

Nếu bạn thấy ai đó bất tỉnh và không thở bình thường, hãy làm như sau:

Gọi cấp cứu. Thực hiện điều này trước khi bắt đầu hô hấp nhân tạo .

Thực hiện hô hấp nhân tạo. Kiểm tra nhanh nhịp thở của người đó. Nếu người đó không thở bình thường, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo. Đẩy mạnh và nhanh vào ngực của người đó - với tốc độ từ 100 đến 120 lần ấn mỗi phút. Nếu bạn đã được đào tạo về hô hấp nhân tạo, hãy kiểm tra đường thở của người đó và thổi ngạt sau mỗi 30 lần ép.

Nếu bạn chưa được đào tạo, chỉ cần tiếp tục ép ngực. Để lồng ngực nhô lên hoàn toàn giữa các lần ép. Tiếp tục làm điều này cho đến khi có máy khử rung tim di động hoặc nhân viên cấp cứu đến.

Sử dụng máy khử rung tim di động (nếu có). Tiếp tục ép ngực trong khi dùng máy khử rung tim. Khi sử dụng, máy khử rung tim sẽ kiểm tra nhịp tim của người đó và đề nghị thực hiện 1 lần sốc nếu cần. Hãy thực hiện một cú sốc khi thiết bị yêu cầu và sau đó tiếp tục hô hấp nhân tạo ngay lập tức bằng cách ép ngực trong vòng 2 phút. Lặp lại chu trình này cho đến khi người đó hồi phục ý thức hoặc nhân viên cấp cứu tiếp nhận.

Bà nội Kalyani trong "Cô dâu 8 tuổi" đột ngột qua đời vì ngừng tim, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý - 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân thông thường của ngừng tim đột ngột là chứng nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim), xảy ra khi hệ thống điện tim của bạn không hoạt động chính xác.

Hệ thống điện tim kiểm soát tốc độ và nhịp tim của bạn. Nếu có vấn đề gì xảy ra, tim của bạn có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều (loạn nhịp tim). Thường những rối loạn nhịp tim này diễn ra trong thời gian ngắn và vô hại, nhưng một số loại có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Nhịp tim phổ biến nhất tại thời điểm ngừng tim là rối loạn nhịp tim ở buồng dưới của tim (tâm thất). Các xung điện nhanh chóng, thất thường khiến tâm thất của bạn rung lên một cách vô ích thay vì bơm máu (rung tâm thất).

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Mayoclinic) ([Tên nguồn])
Bệnh của người nổi tiếng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN