9 món ăn, bài thuốc trị viêm mũi xoang trong mùa lạnh

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Viêm mũi xoang là bệnh lý dễ khởi phát và tái phát trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô. Áp dụng một số bài thuốc, món ăn hỗ trợ bệnh nhanh phục hồi..

1. Viêm mũi xoang có đặc điểm gì?

Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc vùng mũi và các xoang cạnh mũi. Do mũi và xoang có mối liên hệ về mặt cấu trúc cũng như chức năng nên tổn thương thường xảy ra đồng thời và có liên quan tới nhau. Dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm mũi xoang được chia thành giai đoạn cấp (từ 4 tuần trở lại), giai đoạn bán cấp (sau 4 đến 12 tuần), giai đoạn mạn (kéo dài trên 12 tuần).

Bệnh thường do các nguyên nhân như: Vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm), dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, khói bụi, chất kích thích, bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi), VA (Végétations Adénoides) quá phát, chấn thương, khối u, các bệnh lý toàn thân khác…

Viêm mũi xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng với các biểu hiện đặc trưng như:

Đau vùng mặt, nhức đầu, có thể liên tục hoặc thành cơn, đau theo nhịp đập.Mũi nghẹt một hoặc cả hai bên gây giảm khứu giác, càng nghẹt thì càng đau nhức, tăng vào ban đêm.Chảy nước mũi đặc hoặc loãng, trắng trong hay vàng xanh đục và có thể lẫn máu.Nước mũi có thể chảy xuống họng gây ho.Có thể sốt hoặc không, người mệt mỏi...

Bệnh thường gây ra nhiều phiền phức cho con người, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Việc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ngoài ý muốn, gây hại đến sức khỏe.

Viêm mũi xoang thường gây nhức đầu, nghẹt mũi, người mệt mỏi.

Viêm mũi xoang thường gây nhức đầu, nghẹt mũi, người mệt mỏi.

2. Viêm mũi xoang trong y học cổ truyền

Những biểu hiện của viêm mũi xoang được Y học cổ truyền mô tả trong phạm vi các chứng tỵ uyên, tỵ lậu, tỵ tắc, tỵ cừu, đầu thống, đầu trọng, giáp thống, phát nhiệt…

Nguyên nhân thường do cảm nhiễm ngoại tà hoặc do lo lắng thái quá, lao lực, ăn uống không điều độ, bệnh nội thương lâu ngày làm rối loạn công năng tạng phủ. Bệnh liên quan mật thiết đến tạng phế, ngoài ra còn liên quan tới các tạng phủ khác.

Điều trị thuốc y học cổ truyền chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chính khí, điều chỉnh chức năng tạng phủ, cân bằng lại âm dương. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số bài thuốc có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tái phát.

3. Một số bài thuốc điều trị viêm mũi xoang

Trong trường hợp người bệnh có biểu hiện chảy nước mũi kéo dài, tái phát nhiều lần, trong loãng, giảm khứu giác, niêm mạc mũi nhợt, sưng, nghẹt mũi nhẹ hoặc nặng, đầu mặt đau nặng nề, dễ bị gió lạnh làm cho nặng thêm, dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Bạch truật 12g, quế chi 8g, cam thảo 4g, gừng 4g, hoài sơn 16g, tang bạch bì 10g, bạch chỉ 12g, ké đầu ngựa 16g, xuyên khung 16g, tế tân 6g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Hoàng kỳ 16g, phòng phong 6g, bạch truật 8g, quế chi 8g, bạch thược 12g, gừng 2g, đại táo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Tiểu thanh long thang gia giảm: Ma hoàng 6g, quế chi 6g, bạch thược 12g, gừng khô 4g, cam thảo 4g, tế tân 4g, bán hạ chế 8g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, khương hoạt 8g, ké đầu ngựa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu người bệnh có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi vàng có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo sợ lạnh, sốt, nhức đầu, dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiêm 16g, diếp cá 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 - Tân di thanh Phế ẩm: Tân di 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, thạch cao 40g, tri mẫu 12g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, ngư tinh thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bệnh mạn tính với biểu hiện xương hàm và xương trán ấn đau, chảy nước mũi có mủ và hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên dùng bài thuốc sau:

- Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân 16g, ké đầu ngựa 16g, tân di 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ké đầu ngựa, vị thuốc trong bài thuốc trị một số biểu hiện của viêm mũi xoang.

Ké đầu ngựa, vị thuốc trong bài thuốc trị một số biểu hiện của viêm mũi xoang.

4. Món ăn tăng hiệu quả điều trị viêm mũi xoang

Canh tân di, phổi heo

Nguyên liệu chính: Phổi heo 500g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g.

Cách chế biến: Phổi heo rửa sạch thái lát, các dược liệu cùng cho trong túi vải xô, nấu nhừ, bỏ bã, thêm gia vị làm canh.

Canh tân di, trứng gà

Nguyên liệu chính: Tân di 9g, trứng gà 3 quả.

Cách chế biến: Cho tân di vào túi vải đem nấu với trứng gà thành canh, thêm gia vị cho vừa ăn.

Dưa hấu xào cà rốt

Nguyên liệu chính: Vỏ dưa hấu 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 12g.

Nguồn: [Link nguồn]

11 bài thuốc từ cây tía tô chữa bệnh thường gặp

Tía tô được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh phong hàn. Ngoài ra tía tô còn có thêm rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác: Giảm ho, giải độc, trị mẩn ngứa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS. Phạm Đức Thắng Khoa YHCT- Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN