6 bài thuốc giải độc, tiêu viêm từ xuyên tâm liên

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Xuyên tâm liên là vị thuốc có vị đắng nổi tiếng, nhưng lại có tác dụng điều trị nhiều bệnh, trong đó có giải độc, tiêu viêm...

Xuyên tâm liên, còn có tên là cây lá đắng, cỏ đắng, kim hương thảo...

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.)Nees.

Theo dược học cổ truyền, thảo dược này vị đắng, tính hàn, vào được hai đường kinh phế và tâm, có công năng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu thũng, chỉ thống hoạt huyết; thường được dùng điều trị các chứng bệnh về hô hấp, tiết niệu, viêm ngứa ngoài da, đau nhức xương khớp, tiêu độc khi bị rắn cắn…

1. Tác dụng dược lý

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, xuyên tâm liên có tác dụng dược lý khá phong phú như:

- Chống viêm

- Tiêu diệt và ức chế nhiều loại vi khuẩn

- Giảm đau, hạ huyết áp

- Hạ sốt, an thần

- Giảm ho, long đờm

- Điều hòa kinh nguyệt

- Bảo hộ tế bào gan, lợi mật

- Ức chế ngưng tập tiểu cầu, chống huyết khối

- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

- Ức chế sự phát triển của các tế bào khối u

- Giải độc nọc rắn...

2. Bài thuốc chữa bệnh có xuyên tâm liên

-Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Xuyên tâm liên khô 30g, sắc uống hàng ngày.

-Trị viêm gan B: Xuyên tâm liên 15g, xạ đen 25g, cà gai leo 35g, sắc uống trong ngày, dùng liên tục trong 3 tháng.

-Viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang mạn tính và ho: Xuyên tâm liên 15g, bách bộ 10g, kim ngân hoa 10g, mạch môn 10g, sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần.

-Viêm nhiễm đường tiêu hóa, kiết lỵ: Xuyên tâm liên 20 sắc chung với khổ sâm 10g, sắc uống trong ngày.

-Viêm da, mụn nhọt: Lá xuyên tâm liên tươi đem rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị viêm nhiễm hoặc mụn nhọt. Đắp thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.

-Trị rắn độc cắn: Lá cây xuyên tâm liên giã nát đắp lên miệng vết rắn cắn, đồng thời dùng 30 gram thân cây sắc uống.

3. Những lưu ý khi sử dụng xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là một vị thuốc tính lạnh và có công năng hoạt huyết, dễ có các tác dụng không mong muốn như đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn, vô sinh, hạ huyết áp… nên khi dùng cần hết sức lưu ý.

Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người bị bệnh đường tiêu hóa thuộc thể Tỳ vị hư hàn (biểu hiện như dễ bị đau bụng khi nhiễm lạnh hoặc ăn đồ sống lạnh, đầy bụng, chậm tiêu, tiêu chảy…), bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con, người bị rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân bị chấn thương gây chảy máu hoặc sau phẫu thuật, bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc đang tụt huyết áp.

Nguồn: [Link nguồn]

9 món ăn, bài thuốc trị viêm mũi xoang trong mùa lạnh

Viêm mũi xoang là bệnh lý dễ khởi phát và tái phát trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô. Áp dụng một số bài thuốc, món ăn hỗ trợ bệnh nhanh phục hồi..

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo ThS Hoàng Khánh Toàn ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN