5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Một số tác dụng phụ không mong muốn khi tiêm vắc-xin có thể được giảm thiểu bằng những biện pháp vô cùng đơn giản.

Việt Nam đang đối mặt với làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19, cho đến hiện nay tiêm vắc-xin vẫn là một trong số những biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này.

5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin - 1

Tuy nhiên sau khi tiêm vắc-xin, một số người có thể xuất hiện những phản ứng phụ không mong muốn. Để giảm thiểu tình trạng này, có một số biện pháp vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng được trước khi tiến hành tiêm phòng.

Không tiêm phòng khi đói bụng

Ăn một số loại thực phẩm bổ dưỡng trước khi tiêm vắc-xin có thể giúp cho quá trình này diễn ra thuận lợi hơn. Những loại thực phẩm được khuyên dùng bao gồm carbohydrate không tinh chế, chất béo tốt và protein. Một khẩu phần bao gồm trái cây và các loại hạt được coi là khá lý tưởng để ăn nhẹ trước khi đi tiêm phòng.

5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin - 2

Ăn uống trước khi tiến hành tiêm phòng không hề gây bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến tác dụng của vắc-xin, ngược lại nó còn có thể ngăn ngừa một số triệu chứng như chóng mặt hay ngất xỉu.

Ngoài ra, nên ngồi yên tránh vận động mạnh ít nhất từ 10 đến 15 phút sau khi tiêm để kiểm tra xem có phản ứng phụ nào xảy ra hay không. Do đó, việc ăn nhẹ trước khi tiêm vắc-xin có thể giúp bạn duy trì thể trạng tốt nhất trong suốt quá trình. Tuy nhiên cần lưu ý, tránh ăn uống trong khu vực tiêm chủng hoặc khu vực nghỉ ngơi để phòng chống lây lan dịch bệnh.

Uống đủ nước

5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin - 3

Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc-xin là đau đầu. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước, cơn đau này có thể càng dữ dội hơn. Trước khi triệu chứng đau đầu xuất hiện, người đi tiêm phòng nên uống nhiều nước, có thể là nước trái cây, trà hoặc một số loại đồ uống không đường khác

Do đó, khi đi tiêm vắc-xin, nên mang theo một chai nước bên mình để đảm bảo có thể bổ sung nước bất kỳ lúc nào.

Không uống rượu và các chất chứa cồn

5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin - 4

Không nên uống rượu trước và sau khi tiêm chủng. Dù rượu không làm ảnh hưởng tới tác dụng của vắc-xin nhưng sẽ khiến cơ thể không thoải mái. Bên cạnh đó uống rượu có thể gây buồn ngủ và đau đầu, điều này khiến nhân viên y tế khó có thể phân biệt được nguyên nhân là do tác dụng phụ của vắc-xin hay do rượu.

Ngoài ra, rượu còn có thể gây ra một số tác hại trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch. Đây là điều tuyệt đối cần tránh trước khi tiêm vắc-xin.

Ăn nhiều thực phẩm có tính kháng viêm

Sau khi tiêm, nên bổ sung một lượng lớn thực phẩm có tác dụng kháng viêm để cải thiện sức khỏe. Các loại chất béo tốt và thực phẩm toàn phần (whole food) như cá hồi, bơ, các loại hạt, rau củ,... đều có tác dụng kháng viêm rất tốt và đem tới nhiều lợi ích cho cơ thể.

5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin - 5

Thậm chí, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng Anh năm 2020 cho biết, việc thường xuyên bổ xung các loại thực phẩm có tính kháng viêm có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, đặc biệt là COVD-19. Do đó, kể cả khi không tiêm vắc-xin thì việc bổ sung một chế độ ăn uống có tính kháng viêm cũng vô cùng tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị một số đồ để chống buồn nôn

5 phương pháp cực kỳ đơn giản để giảm thiểu tác dụng phụ khi tiêm vắc-xin - 6

Sau khi tiêm vắc-xin, một số người sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn. Để giảm thiểu tình trạng này, có thể chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ như trà gừng, bánh quy hoặc vỏ chanh, sả có mùi thơm,... sẽ giúp cho cơ thể dễ chịu hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Vắc-xin RNA có thể chống lại các biến thể của COVID-19

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Qatar cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy vắc-xin COVID-19 Pfizer – BioNTech có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lan Anh (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN