Vắc xin RNA có thể chống lại các biến thể của COVID-19

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Qatar cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy vắc xin COVID-19 Pfizer – BioNTech có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lây lan của chủng B.1.351-một biến thể nghiêm trọng của COVID-19.

Biến thể B.1.1.7, được xác định lần đầu tiên ở Anh, đã khiến quốc gia vùng Vịnh có số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt. Biến thể B.1.1.7 có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây. Đây là biến chủng đang gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch COVID-19 ở Anh cũng như các nước châu Âu.

Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp bốn lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỷ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.

Nhiều tuần sau đó, chủng B.1.351 liên quan đến tái nhiễm và làm giảm hiệu quả của vắc-xin cũng tăng mạnh. Biến thể phát hiện ở Nam Phi - B.1.351 có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn 20-200% so với chủng ban đầu, là chủng có tốc độ lây lan mạnh nhất hiện nay. Biến thể này có một số điểm tương đồng với biến thể lần đầu tiên được xác định ở Anh và dường như cũng dễ lây lan hơn, nhưng không có bằng chứng cho thấy gây chết người nhiều hơn. 

Vắc-xin RNA có thể dập tắt các biến thể

Các thử nghiệm lâm sàng ở Nam Phi đã đưa ra giả thuyết rằng các vắc-xin sẽ thất bại khi chống lại các biến thể như vậy. Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu ở Qatar đã tìm được một số bằng chứng thuyết phục cho thấy, các vắc xin hiện tại có thể dập tắt các biến thể như B.1.351. Pfizer - BioNTech và Moderna đang phát triển một loại vắc-xin RNA cải tiến với mục tiêu là B.1.351. Kết quả của Moderna cho thấy rằng liều nhắc lại của vắc-xin cải tiến sẽ kích phát phản ứng mạnh mẽ chống lại B.1.351.

Laith Jamal Abu-Raddad, nhà dịch tễ học tại Weill Cornell Medicine - Qatar ở Doha, tác giả nghiên cứu, cho biết: “Biến thể này có lẽ là loại nghiêm trọng nhất trong số tất cả các biến thể. Tuy nhiên, chúng tôi có các công cụ kiểm soát các ca nhiễm nghiêm trọng”.

Các liều vắc-xin Pfizer – BioNTech đang được chuẩn bị ở Toronto, Canada.

Các liều vắc-xin Pfizer – BioNTech đang được chuẩn bị ở Toronto, Canada.

Nhóm của Abu-Raddad đã phân tích hàng chục nghìn ca nhiễm COVID-19 ở Qatar từ khi bắt đầu tiêm chủng vào cuối tháng 12/2020 đến cuối tháng 3/2021. B.1.1.7 và B.1.351 là các chủng virus corona chủ yếu trong suốt giai đoạn này và từ giữa tháng 2, mỗi biến thể chiếm khoảng một nửa số ca nhiễm của cả nước.

So sánh tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 ở những người tiêm vắc xin với những người không được tiêm cho thấy: Những người được tiêm 2 liều vắc-xin Pfizer – BioNTech có nguy cơ mắc COVID-19 do B.1.351 gây ra thấp hơn 75% và do B.1.1.7 gây ra thấp hơn khoảng 90% so với những người không được tiêm chủng. Việc tiêm vắc xin RNA còn phòng được bệnh nặng do 2 chủng này gây ra.

Có khoảng 1.500 ca nhiễm do B.1.351 gây ra ở những người đã được tiêm vắc xin, nhưng chỉ có 179 trường hợp nhiễm sau khi tiêm liều thứ hai 2 tuần. Đồng thời, hầu như không có bất kỳ trường hợp nghiêm trọng nào do B.1.1.7 hoặc B.1.351 gây ra trong số những người được tiêm chủng đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu cho hay: Mặc dù vẫn có những ca nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin, nhưng không nặng đến mức phải nhập viện và gây tử vong, ngoại trừ là trường hợp cực kỳ hiếm xảy ra.

Vắc-xin RNA chống lại B.1.351 tốt hơn các loại vắc-xin khác

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa họ Qatar cho thấy, mức độ các kháng thể ngăn chặn virus được kích hoạt bởi 2 liều vắc xin RNA tương đối cao, chứng tỏ khả năng chống lại B.1.351 tốt hơn so với các loại vắc-xin khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu vắc-xin chống lại B.1.351 có hiệu quả thấp, thì dù các chương trình tiêm chủng thành công, các nước bị ảnh hưởng do chủng này cũng không thể làm giảm các ca nhiễm xuống mức như ở các nước có các chủng ít rắc rối hơn.

Tuy nhiên, nếu bảo vệ được những người có nguy cơ cao, chúng ta có thể trở về với cuộc sống bình thường, ngay cả khi các đợt dịch vẫn đang diễn ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Người có tiền sử dị ứng có nên tiêm phòng vắc-xin COVID-19?

Tại Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế, quy định 4 đối tượng cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo DS. Trần Thị Quốc Tuyến (Theo nature.com, 6/5/2021) ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN