101 tình huống gây ngộ độc ở trẻ

Theo TS. Lê Thanh Hải, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, gần đây có rất nhiều bệnh nhi nhập viện do ngộ độc với nhiều dạng khác nhau.

Nhiều trẻ đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai do ăn, uống phải những chất có độc tính gây nguy hại cho sức khỏe.

Các nguyên nhân ngộ độc gây tử vong là ngộ độc qua đường tiêu hoá, ngộ độc thuốc gây nghiện, an thần, thuốc điều trị bệnh, hiếm gặp hơn là ăn uống phải cỏ, cây, lá gây độc), ngộ độc các sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình khí ga, hoá chất có tính axit, kiềm.

TS. Lê Thanh Hải lưu ý các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý các tình huống thường gây ngộ độc ảnh hưởng đến đường tiêu hoá, đường hô hấp và máu. Những tình huống gây ngộ độc ở trẻ được TS. Lê Thanh Hải phân biệt thành các thường gặp ở trẻ như:

Ngộ độc không cố ý

Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống hay tiếp xúc phải chất độc, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi). Đặc điểm ở lứa tuổi này là trẻ thích mày mò, tìm hiểu thế giới xung quanh. Nếu trẻ không có người trông nom cẩn thận, đặc biệt khi trong gia đình có sự xáo trộn, thay đổi nào đó như mẹ vừa sinh em bé, mẹ bị ốm, gia đình chuyển đến chỗ ở mới ... thì trẻ rất dễ bị ngộ độc.

101 tình huống gây ngộ độc ở trẻ - 1

Ngộ độc thức ăn hay gặp ở trẻ nhỏ gây sốt, tiêu chảy. (Ảnh minh họa)

Ngộ độc thuốc do tư tử

Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì trên 10 tuổi. Đôi khi cũng có thể xảy ra ở trẻ 8 hoặc 9 tuổi. Trẻ thường sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc, liều cao với mục đích tự tử hoặc dọa tự tử. Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.

Lạm dụng thuốc

Lạm dụng rượu và các dẫn chất là hình thái thường gặp nhất trong việc lạm dụng thuốc ở trẻ em ở tuổi vị thành niên.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm.

Không ăn thức ăn còn tái như: Phở tái, thịt tái.

Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ.

Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm.

Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn.

(BS. Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Trịnh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN