Hà Nội: Hơn 30 tấn rau được tiêu thụ “sạch bách”, giá cao bất ngờ

Nỗi lo rau xanh “chết khô” trên đồng ruộng do ảnh hưởng của Covid-19 đã được giải tỏa nhờ áp dụng chính hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Giờ đây, mỗi ngày nông dân huyện Thanh Trì (Hà Nội) tiêu thụ từ 3 – 5 nghìn tấn nông sản với mức giá ổn định, thậm chí còn cao hơn cả khi chưa có dịch.

Nỗi lo nông sản “chết già” chờ ngày hết dịch

Tháng 8, những ruộng ngô ở Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) vàng ruộm cả cánh đồng. Ngô nếp ở đây trồng theo tiêu chuẩn VietGap được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở nhiều nơi: trên chiếc xe đẩy của người bán hàng rong; trong bếp ăn của nhiều gia đình; những cửa hàng; siêu thị ở khắp thành phố…

Vụ hè năm nay, ngô và nhiều loại nông sản khác ở Yên Mỹ được đánh giá là được mùa, nhưng nông dân ra đồng nhìn cả ruộng rau sắp nhuộm vàng mà lòng thắt lại. Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bất ngờ ập đến, đã biến những thành quả của cả vụ mùa trở thành gánh nặng kinh tế của nhiều hộ gia đình ở đây.

Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, những ruộng ngô, ruộng nông sản, hoa màu vào vụ không được tay người hái, đứng trước nguy cơ “chết già” trên đồng ruộng.

Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, những ruộng ngô, ruộng nông sản, hoa màu vào vụ không được tay người hái, đứng trước nguy cơ “chết già” trên đồng ruộng.

Cùng chung tâm trạng với những người nông dân trong xã, chị Trần Bích Hợp (thôn 2, xã Yên Mỹ) cho biết, gia đình chị có 8 sào ruộng trồng ngô và 2 sào trồng các loại rau như mướp, bầu, mùng tơi, rau ngót. Bây giờ là vào mùa thu hoạch ngô và mướp.

“Chúng tôi bế tắc lắm, khi nghe Chỉ thị 17, mọi người ở đây hoàn toàn bị sốc. Nông dân chỉ có thể thu hoạch một ít mang ra chợ bán, nhưng cả xã này hầu hết đều trồng các loại nông sản giống nhau như: ngô, rau củ quả…thì bán cho ai?

Nếu không bị ảnh hưởng bởi Covid-19, rau tại Yên Mỹ thường được bán cho các bếp ăn của trường học, công ty, xí nghiệp và một phần nhỏ được nông dân bán lẻ tại chợ dân sinh. Trung bình mỗi vụ, nông dân thu được từ 15 – 20 triệu đồng/sào, với những hộ có diện tích lớn, đây là một nguồn thu đáng kể.

Cũng ở thôn 2, gia đình chị Trần Thị Thanh Thủy có 8 sào trồng ngô và 8 sào trồng rau, hoa màu các loại. Chị Thủy cho biết chưa năm nào trồng ngô trồng rau lại chỉ mong chúng chậm lớn. Ngày nào cũng kỳ vọng dịch nhanh được kiểm soát để tìm cách tiêu thụ rau càng sớm càng tốt. Cố vớt vát được đồng nào hay đồng ấy.

“Mỗi ngày nhìn ruộng rau lại thấy gia đình như chuẩn bị mất trắng số tiền và công sức đã bỏ ra cho cả vụ” – Chị Thủy buồn rầu chia sẻ.

Nỗ lực tiêu thụ nông sản ứ đọng, bất ngờ bán được giá cao hơn cả trước dịch

Trước tình hình dịch bệnh có nhiều chuyển biến bất ngờ trong khi rau củ quả đã ở cuối vụ thu hoạch, từ đầu tháng 8, chính quyền xã Yên Mỹ phối hợp với Hợp tác xã An Phát xây dựng phương án thu mua nông sản cho bà con nông dân trên toàn xã.

Những cây rau muống tươi, ngon trồng theo tiêu chuẩn VietGap không lo già úa trên ruộng.

Những cây rau muống tươi, ngon trồng theo tiêu chuẩn VietGap không lo già úa trên ruộng.

Là người trực tiếp hỗ trợ bà con đăng ký tiêu thụ sản phẩm, bà Trần Thị Thoa – Bí thư Chi bộ Thôn 2 (xã Yên Mỹ) cho biết, từ 1/8 khi xã bắt đầu thu mua giúp bà con tiêu thụ nông sản, bà con rất vui mừng và đã chuyển đến Hợp tác xã rất nhiều ngô, rau, củ, quả… Ước tính mỗi ngày Hợp tác xã An Phát tiêu thụ cho bà con khoảng từ 100-200kg rau, củ quả và khoảng 3.000 – 5.000 bắp ngô. Ngoài ra còn có nhãn, chuối, ổi… bà con trồng xen canh cũng đã mang ra tiêu thụ.

“Trong thời gian tới, Hợp tác xã An Phát sẽ tiếp tục tiêu thụ nông sản cho bà con để bà con có thu nhập, yên tâm ở nhà phòng, chống dịch. Xã cũng sẽ cố gắng tìm thêm đầu ra để tiêu thụ được nhiều nông sản cho bà con với giá thành ổn định”, bà Trần Thị Thoa cho biết.

Nông sản phải truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Theo đó, vụ thu đông năm nay nông sản gồm các loại: Mướp, rau muống, rau ngót, dưa chuột, ngô, đậu… đã và đang trong quá trình tiêu thụ.

Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 30 tấn nông sản đã được tiêu thụ. Đặc biệt hơn, giá thành nông sản tương đối bình ổn thậm chí có nhỉnh hơn so với thời gian trước dịch. Ví dụ như: Rau muống từ 7.000 – 10.000 đồng/kg; rau ngót 20.000 đồng/kg; mướp 5.000 – 7.000 đồng/kg…

“Đến nay tôi đã thu hoạch và tiêu thụ qua Hợp tác xã An Phát hơn một sào ngô. Rau, mướp cũng đã tiêu thụ được một phần bởi số lượng phải chia đều cho bà con, mỗi người bán một ít. Tôi rất mừng vì không phải sáng sớm dậy thu hoạch rồi mang ra chợ bán, vất vả mà chẳng được bao nhiêu.” – Chị Trần Thị Thanh Thủy nông dân thôn 2 vui mừng chia sẻ.

Hợp tác xã "giải cứu" rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg và từ 3.000 - 5.000 bắp ngô.

Hợp tác xã "giải cứu" rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg và từ 3.000 - 5.000 bắp ngô.

Giống như gia đình chị Thủy, phần lớn nông dân trên địa bàn xã chỉ cần thu hoạch rồi sơ chế sạch sau đó mang tới Hợp tác xã An Phát. Các tình nguyện viên sẽ nhập hàng và hướng dẫn người dân trong quá trình tiến hành bao tiêu đồng thời cũng tuyệt đối đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Theo thông báo của Ủy ban nhân dân xã Yên Mỹ, hàng ngày người dân sẽ đăng ký tiêu thụ sản phẩm với cán bộ xã, báo chủng loại nông sản mình có. Căn cứ lượng tiêu thụ của Hợp tác xã An Phát, cán bộ xã sẽ thông báo khối lượng sản phẩm thu mua của mỗi hộ để các hộ thu hoạch. Điểm tiếp nhận sản phẩm tại Nhà sơ chế tại xóm 9 xã Yên Mỹ vào các buổi chiều hàng ngày. Xã cũng lưu ý người dân cân đối chỉ thu hoạch sản phẩm tới thời điểm thu hoạch, không thu hoạch đại trà để đảm bảo việc điều tiết hợp lý, tiêu thụ tối đa sản phẩm cho nhân dân.

Đại diện Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Phát cũng cho biết, theo chủ trương của xã, An Phát không chỉ thu mua rau sạch của 121 hộ nông dân trong Chuỗi liên kết mà còn thu mua cho các hộ nông dân nằm ngoài Chuỗi liên kết. Mỗi ngày, Hợp tác xã thu mua rau các loại (rau muống, rau ngót, rau cải, rau mồng tơi) với số lượng 100- 200kg; từ 3.000 - 5.000 bắp ngô.

Nông sản tuy không phải sản phẩm có giá trị cao nhưng cũng là máu thịt của bà con nông dân. Giáp pháp tiêu thụ của chính quyền địa phương không chỉ giúp bà con giảm bớt nỗi lo kinh tế mà còn góp phần trong công tác phòng chống dịch.

Nông sản tuy không phải sản phẩm có giá trị cao nhưng cũng là máu thịt của bà con nông dân. Giáp pháp tiêu thụ của chính quyền địa phương không chỉ giúp bà con giảm bớt nỗi lo kinh tế mà còn góp phần trong công tác phòng chống dịch.

Toàn huyện Thanh Trì hiện có 140ha rau an toàn, trong đó 106ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, tập trung tại các xã Yên Mỹ, Duyên Hà… Để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, huyện chủ động liên hệ và hướng dẫn các xã, hợp tác xã, hộ sản xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp như Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phát, Công ty Hưng Gia, Công ty Cổ phần Davicorp Việt Nam.

Vào những ngày không giãn cách, huyện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua các bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn. Đến nay, sản phẩm rau an toàn tiêu thụ thông qua hợp đồng với mức giá ổn định và cao hơn thị trường 10-15%; thu nhập bình quân đạt 400 - 450 triệu đồng/ha.

“Sau khi xã phát động chủ trương tiêu thụ nông sản, bà con rất phấn khởi. Nông sản bà con mang đến tính đến thời điểm này đã tiêu thụ hết không có hàng tồn đọng. Tiêu thụ nông sản qua kênh của xã không chỉ giúp bà con bán được sản phẩm, trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn hạn chế việc đi ra ngoài, đi chợ, tránh lây nhiễm dịch bệnh.”- Ông Nguyễn Đình Quyết – Phó Chủ tịch xã Yên Mỹ cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Ốc hương giảm giá gần một nửa vẫn không có ai mua, người nuôi lao đao

Được coi là nữ hoàng của các loại ốc và có giá vô cùng đắt đỏ, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN