Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity

Sự kiện: Oscar 2024

Gravity dù đạt nhiều giải Oscar nhất trong năm nay nhưng "sạn" trong phim lại nhiều hơn gấp bội số giải thưởng đó.

Ngay từ khi Gravity rầm rộ ra mắt và dồn dập mang về giải thưởng cho đạo diễn Alfonso cũng như nữ diễn viên chính Sandra Bullock, người hâm mộ lẫn các chuyên gia vũ trụ, các nhà du hành vũ trụ kỳ cựu đã phải lên tiếng vì những lỗi ngớ ngần mà phim phạm phải. Những hạt sạn khó tha thứ về khoa học vũ trụ cũng như thiên văn trong Gravity đã được chỉ ra một cách cặn kẽ.

Nổi bật là việc phim nói đến các mảnh vỡ vũ trụ có quỹ đạo bay từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, trên thực tế, Neil deGrasse Tyson đã chỉ ra rằng, phần lớn quỹ đạo các vệ tinh đều bay theo trục từ Tây sang Đông.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 1

Qũy tạo vệ tinh có hướng chuyển động từ Tây sang Đông chứ không phải từ Đông sang Tây như Gravity công bố.

Khi Kowalsky, Stone trở lại tàu Explorer, họ nhìn thấy cơ thể các thành viên khác trong phi hành đoàn tử nạn sau vụ tấn công của các mảnh vỡ trong trạng thái mắt mở to và cơ thể hoàn toàn đóng băng. Sự thật cái chết của các phi hành gia ngoài không gian còn khủng khiếp hơn vậy nhiều.

Thứ nhất, cầu mắt không hoạt động tốt trong không gian, vì vậy mắt của những phi hành gia tử nạn sẽ bị hỏng nặng hoặc với nổ tung. Cơ thể của họ bị sưng phù lên gấp nhiều lần bình thường và sẽ không đóng băng ngay lập tức như khi ở điều kiều đóng băng trên Trái Đất (bởi quá trình đóng băng trên quỹ đạo phải mất hàng giờ liền).

Ngoài ra, Gravity có cảnh các mảnh vỡ tấn công vệ tinh thông tin liên lạc từ quỹ đạo 230 dặm trở lên so với Trái Đất, Kowalsy và Stone đã phải liên lạc với nhau trong tình trạng "mù" (cụm từ các phi công và phi hành gia sử dụng khi họ không thể liên lạc được với trung tâm điều khiển mặt đất).

Nhưng trên thực tế, theo deGrasse Tyson, sẽ không xảy ra việc mất liên lạc khi quỹ đạo vệ tinh liên lạc cao gấp 100 lần so với khoảng cách 230 dặm. Tyson nói vui rằng, có thể bộ phận điều khiển mặt đất đã không "cảm nhận" được dòng đối thoại của những người sống sót như Kowalsy và Stone. 

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 2

Trạm vũ trụ Tiangong-1 của Trung Quốc không hề đồ sộ như trong Gravity.

Tiếp đó là đến chi tiết tiến sĩ Stone thoát khỏi trạm ISS trên một chiếc Soyuz và chiếm cứ vệ tinh Thần Châu (Shenzhou) đậu trên Tiangong-1 của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là, các du hành gia người Trung Quốc đã đi đâu? Nếu họ bỏ đi thì vì sao Thần Châu vẫn còn ở trên trạm? Đó là còn chưa kể khả năng điều khiển tuyệt với đến khó tin của Stone với hai tàu con thoi là SoyuzThần Châu.

Một điểm nữa là trạm Tiangong-1 không lớn như hình ảnh miêu tả trong phim mà thực tế chỉ nhỉnh hơn Thần Châu một chút. Trung Quốc rất chậm chạp trong việc thiết kế các mẫu thiết kế trạm không gian mới trong suốt thập niên qua và hiện tại đó được coi là mẫu vệ tinh khiêm tốn nhất của họ.

Điều đáng nói ở chỗ, trạm Tiangong-1 đang được Trung Quốc hoàn thiện cho giai đoạn 2020 và họ sẽ có ba phi hành gia ở trên tàu. Điều đó có nghĩa họ sẽ chỉ cần giữ lại một tàu Thần Châu để quay lại Trái Đất và được mô tả chính xác trong phim. Thế nhưng, điều lạ là khi tàu Thần Châu vẫn ở đó, vậy những nhà du hành vũ trụ của Trung Quốc họ đã đi đâu?

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 3

Bình cứu hỏa không phải phương tiện di chuyển thay thế như jetpack khi ở trong môi trường không trọng lực.

Cảnh phim tiến sĩ Ryan Stone di chuyển ra khỏi Soyuz và sử dụng bình chữa cháy như một phương tiện giúp cô di chuyển sang vệ tinh Thần Châu cũng gây tranh cãi. Thực tế là khi Stone chĩa bình chữa cháy và phụt vào khoang tàu để đẩy cơ thể về phía trước, cô không hề có ý tưởng gì về điểm đến.

Một điều chắc chắn là Stone cũng không biết được tốc độ của trạm này khi sử dụng chiếc bình cứu hỏa nhỏ xíu như vậy. Tương tự như thiết bị jetpack, bình chữa cháy không có nghĩa là phương tiện đề cho bạn có thể di chuyển một cách dễ dàng trong không gian.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 4

Liệu Stone có thực sự sống sót từ vụ thâm nhập trở lại bầu khí quyển Trái Đất nếu là ngoài đời thực?

Cảnh Stone nhảy vào tàu Thần Châu và cố gắng tìm cách điều khiển, sau đó băng vào bầu khí quyển Trái Đất và quay tròn ngoạn mục trong màn lửa cháy bùng bùng.

Điều dễ nhận thấy là việc đột nhập vào bầu khí quyển không phải việc đơn giản là bạn chỉ vượt qua như mong muốn. Nó đòi hỏi một quá trình vô cùng phức tạp và tiềm ẩn vô số những mối nguy hiểm khôn lường kéo theo.

Rất nhiều du hành gia đã thiệt mạng trong thời điểm này khi để xảy ra một vài sự cố dù nhỏ nhất. Điểm khác giữa Stone với các phi hành gia là là tất cả họ thực tế đều đã được qua đào tạo bài bản để biết cách tránh và xử lý những điều tồi tệ không may xảy ra.

Hình ảnh tàu con thoi của Stone mất kiểm soát không khác gì chiếc Darth Vader's Tie-Fighter trong phim Star Wars sau khi Han bắn nổ tung trong không gian. Nếu quá chậm, cô ấy sẽ bị bật lại không gian, nếu quá sâu, Stone sẽ chết cháy ngay lập tức.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 5

Cận cảnh một module vệ tinh Thần Châu có nắp sậu ở gần đỉnh chứ không phải bên cạnh như trong phim.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 6

Hình ảnh cánh cửa sập ở mạn module chỉ xuất hiện trong phiên bản mô phỏng dưới mặt đất mà  thôi.

Khi Stone hạ cánh xuống đại dương, nắp sập của module thâm nhập Trái Đất cũng đồng thời bật ra. Vì cánh cửa sập nằm ở cạnh của module nên nước ngay lập tức tràn vào khiến module chìm xuống đáy biển - một sự may mắn đối với tiến sĩ Stone.

Thực tế thì những module tái thâm nhập Trái Đất cũng đã được thiết kế cánh cửa sập ở cạnh. Trong khi module tái thâm nhập của Thần Châu như trong bức hình lại có cửa sập gần trên đỉnh chứ không như trong phim.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 7

Cuộc sống ngoài không gian như trong Elysium là ý tưởng được nhiều nhà khoa học đang quan tâm.

Lời dẫn ở đoạn đầu phim cho khán giả biết, không hề có oxy hay áp suất không khí trong quỹ đạo và cuộc sống ngoài không gian là điều không thể. 

Sự thực là, không gian không phải môi trường chân không hoàn hảo, bạn vẫn có thể tìm thấy những phân tử oxy trôi nổi xung quanh, dù bạn không thể liều mình lên đó mà không có sự trợ giúp.

Điều quan trọng hơn cả, cuộc sống ngoài không gian là điều có thể bởi sự thật là, di cư ra ngoài vũ trụ đang là ý tưởng duy nhất để duy trì nhân loại.

Tuy nhiên, chắc chắn bạn không thể sống ở đó khi chỉ mặc quần đùi và áo phông, bởi bạn đơn giản sẽ biến thành những túi thịt ngoài không gian. Trái Đất không phải nơi nương náu cho chúng ta mãi, đặc biệt khi loài người tiếp tục khoan sâu khai thác nơi đây để phục vụ cho lối sống xa xỉ hiện  nay.

Các nhà khoa học luôn có ý tưởng về việc xây dựng một môi trường ngoài không gian giống như trong Elysium, nhưng con người cũng cần phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài vũ trụ trước tiên.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 8

Thao tác mở cánh cửa sập trên một tàu vũ trụ không đơn giản như trong phim.

Trong phim, khán giả có thể thấy Stone mở cách cửa nút không khí một cách dễ dàng và không hề có vấn đề gì xảy ra.

Thực tế thì đây quả là một ý tưởng tuyệt vời khi nói đến những nhà du hành vũ trụ thực thụ, những người biết cách thao tác sử dụng nút không khí.

Theo dõi cảnh phim, du hành gia Leroy Chaio của trạm ISS cho biết, để mở được cửa ngoài của nút không khí, trước hết cửa sập trong phải được đóng và có bộ phân tán không khí ở giữa. Trong thiết bị nút không khí của Hoa Kỳ, bạn hoàn toàn có thể mở các van cân bằng áp suất sau khi thực hiện một vài thao tác để mở cửa sập bên ngoài.

Nhưng trớ trêu thay, nếu bên trong có thể có người đã đóng cửa sập bên trong, vì nếu không như vậy bạn sẽ làm không khí bên trong trôi tuột hết ra ngoài không gian. Chỉ khi du hành gia biết trước có sự ghé thăm của ai đó trước khi bỏ lại con tàu, may ra có khả năng Stone mới mở được nút không khí một cách dễ dàng như trong phim.

Và điều không may là, nếu phi hành gia không nghĩ đến tình huống đó trước khi bỏ lại con tàu. Không ai tưởng tượng ra có ngày nào đó, một du hành gia lang thang trong vũ trụ mò đến con tàu của họ khi nó đang bốc cháy. Ngay cả nhà du hành kỳ cựu như Chris Hadfield cũng không đời nào làm như vậy.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 9

Thực tế có thể Kowalsky sẽ không phải rời tay ra khỏi sợi dây để cứu sống Stone, bởi đó là cái chết lãng xẹt không cần thiết.

Khi cả Kowalsky và Stone đến gần trạm ISS, họ bị bật tung sang một bên cho đến khi chân của Stone bị mắc vào dây dù phía sau tàu con thoi Soyuz, trong khi Kowalsky vẫn cầm trong tay sợi dây nối với Stone. Thế nhưng anh đã tự buông tay để cứu lấy nữ đồng nghiệp và cứ thế trôi vào không gian vô định.

Nhiều chuyên gia vũ trụ cũng không thể lý giải nổi vì sao Oscar lại trao cho một cảnh phim "Chết không cần thiết xuất sắc" như vậy trong Gravity. Theo giải thích của giới khóa học vũ trụ thì, khi đó vận tốc tương đối của cả 2 du hành gia này so với trạm ISS là bằng 0 và nhờ dây dù nên họ đã được giữ lại.

Như thế, nghĩa là tất cả những gì Stone phải làm khi đó là kéo Kowalsky về phía cô và cả hai sẽ có thể tìm thấy cho mình một con tàu nào đó để trú tạm. Rất tiếc là Kowlasky đã không nhận ra điều này dù bản thân anh là một du hành gia kỳ cựu.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 10

Cận cảnh găng tay của các phi hành gia.

Một cảnh quay nhân vật Kowalsky và Stone bám vào tàu vũ trụ bằng một tay khi họ lướt qua. Tại đây, tiến sĩ Stone thậm chí phải ghì chặt cơ thể vào nút không khí của Thần Châu khi nó bị mở bật ra.

Sự thực là găng gay không gian áp lực không cho phép nhiều cử động cầm nắm đến vậy, đặc biệt là với hành động ghì chặt như Stone trong phim. Găng tay cũng là thứ có khả năng giữ nhiệt nếu không sẽ dẫn đến khớp của các du hành gia bị cứng và mệt mỏi. Khi bạn thao tác ở tốc độ cao và va phải tàu vũ trụ, rõ ràng là nếu cả hai đều ghì mạnh thì rất có thể họ sẽ bịt rật xương đòn vai hoặc gẫy khuỷu tay.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 11

Explorer đã là tàu con thoi lỗi thời và đã trở thành dĩ vãng chứ không còn sứ mạng quan trọng trong Gravity đề cập đến.

Chi tiết đáng tiếc hơn trong Gravity đó là hình ảnh nói về tàu vũ trụ STS-157 trong chương trình Space Shuttle mang tên Explorer nhằm sửa chữa kính viễn vọng Hubble.

Thực tế là chương trình tàu con thoi Space Shuttle của Hoa Kỳ đã hoàn thành từ năm 2011 sau khi hoàn thành sứ mệnh của tàu STS-135 Atlantic.

Đặc biệt, Gravity có ý định làm nổi bật hình ảnh trạm vũ trụ Tiangong-1 từng được phía Trung Quốc phóng lên không gian sau khi nhiệm vụ cuối cùng của chương trình tàu con thoi của Mỹ kết thúc.

Không thể có chuyện cả hai con tàu này có cơ hội nằm chúng trên bầu trời trong cùng một thời gian như Gravity đề cập. Còn theo chia sẻ của chuyên gia NASA Michael A.Interbartolo thì nhiệm vụ của the Explorer đã hoàn toàn kết thúc.

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 12

Thiết bị jetpack sau lưng đã không được dùng trong du hành không gian từ cách đây 30 năm.

Trong những cảnh đầu, Matt Kowlasky hầu như đã bay vòng vòng trong không gian bằng thiết bị jetpack, sau đó anh đã sử dụng để cứu mạng Ryan Stone thoát khỏi vụ tấn công chết người của vụ va đập các mảnh vỡ vũ trụ. Cuối cùng thiết bị này cũng giúp cả hai trở về trạm ISS.

Thực sự thì jetpack đã tồn tại trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ và có tên là MMUs (Đơn vị vận động có người điều khiển), hiện tại thiết bị này hầu như đã được cho "về hưu" gần 30 năm trước.

Ngoài ra, jetpack cũng không phải thiết bị dùng để thay thế cho các tàu vũ trụ, vì vũ trụ rộng lớn là vậy. Một phi hành gia không thể sử dụng jetback sau lưng để đi lại như một anh chàng tây ba lô đi vòng quanh châu Âu được.

Bên cạnh đó, thật khó tưởng tượng việc Kowalsky bổ sung oxy cho Stone khi sử dụng số nitrogen từ jetpack cá nhân của anh và cùng hướng tới con tàu khác. Ttrước đó, anh đã sử dụng quá nhiều nhiên liệu này trước khi vụ tai nạn xảy ra. Dường như jetpack có thể tự sinh ra thêm nitrogen cho cả hai nhân vật trong suốt một hành trình dài trong không gian?

Chuyên gia vũ trụ "bắt thóp" bom tấn Gravity - 13

Trong khi Matt Kowalsky có thiết bị jetpack khi ra ngoài không gian sửa chữa kính viễn vọng Hubble thì Stone không hề được trang bị nhưng vẫn được phép ra ngoài.

Cảnh Stone bị quay chong chóng ngoài không gian sau vụ các mảnh vỡ tấn công tàu Explorer. Lúc này Kowalsky đã sử dụng thiết bị MMU để tìm và mang nữ đồng nghiệp trở lại tàu con thoi.

Trên thực tế, trong suốt thời gian di chuyển ngoài không gian, các phi hành gia được yêu cầu phải mang thiết bị SAFER (phương tiện cứu hộ đơn giản Aid for EVA), một phiên bản đơn giản từ thiết bị MMU, được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.

Chắc chắn Stone sẽ không được phép bước ra ngoài không gian và sửa kính viễn vọng Hubble nếu không mang theo một SAFER sau lưng, vì như thế cô sẽ không thể quay trở lại với Explorer.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy (Theo Sparknotes) ([Tên nguồn])
Oscar 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN