Người đàn ông giả chết vượt 160km "né" lệnh phong tỏa dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan tại Ấn Độ và hàng trăm nghìn lao động nhập cư đang tìm đường rời khỏi các thành phố về quê, một người đàn ông Ấn Độ đã nảy ra ý tưởng giả vờ chết để vừa không vi phạm quy định của lệnh phong tỏa, vừa có xe ô tô về quê.

Hàng trăm nghìn người Ấn Độ đang từ thành phố đổ về quê, bất chấp lệnh phong tỏa (ảnh: CNN)

Hàng trăm nghìn người Ấn Độ đang từ thành phố đổ về quê, bất chấp lệnh phong tỏa (ảnh: CNN)

Lấy ý tưởng từ một bộ phim truyền hình, ông Hakim Din, 70 tuổi, đã giả chết và cùng với 3 người khác dùng xe cứu thương vượt hơn 160 km về quê giữa lệnh phong toả vì dịch Covid-19 tại Ấn Độ.

Vì muốn về quê nhà ở làng Surillote Saillan, huyện Poonch, bang Jammu Kashmir, ông Hakim Din đang điều trị chấn thương đầu tại một bệnh viện ở thành phố Jammu đã nghĩ ra cách giả chết và nhờ một tài xế bệnh viện dùng xe cứu thương chở mình về quê nhằm qua mặt các chốt kiểm tra trên đường.

3 người thân khác làm nhiệm vụ “đưa tiễn” ông Hakim Din cũng tham gia vào chuyến xe. Sử dụng giấy chứng tử giả, nhóm người cùng tài xế xe cứu thương đã đi hơn 160 km và qua mặt nhiều chốt kiểm soát. Tuy nhiên, cuối cùng thì chiếc xe cũng bị cảnh sát chặn lại và kiểm tra nghiêm ngặt.

“Chiếc xe bị chặn lại ở điểm cuối trước khi họ về đến nhà. Một cảnh sát đã ngay lập tức nhận ra rằng người đàn ông đang nằm trong xe cứu thương chưa tử vong”, ông Ramesh Angral, cảnh sát trưởng ở huyện Poonch, cho biết.

Nhóm người của ông Hakim Din và cả tài xế đều đã bị bắt giữ và đối mặt với tội danh vi phạm lệnh cấm của chính phủ.

Ông Hakim Din chỉ là một trong số hàng trăm nghìn lao động nghèo nhập cư tại Ấn Độ đang đổ về quê từ các thành phố do không chịu nổi áp lực kinh tế từ lệnh phong tỏa.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Một mình ”gã Chí Phèo” châu Phi đấu lại với 12 con sư tử, số phận nó sẽ ra sao?

Đoạn video ghi lại cuộc đối đầu giữa một con lửng mật với cả bầy sư tử có số lượng lên tới 12 con, tưởng chừng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Kashmirobserver ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN