Lạc đà bị loại khỏi cuộc thi nhan sắc vì... tiêm botox

12 con lạc đà vừa bị truất quyền tham gia cuộc thi nhan sắc thường niên tại Ả Rập Saudi vì bị phát hiện chủ của chúng đã sử dụng botox.

Không phải con lạc đà nào cũng được may mắn sinh ra với hàng mi dài rậm, đôi môi trề quyến rũ và những cái bướu hoàn hảo trên lưng nên đôi khi chúng phải nhờ đến "dao kéo" để tân trang nhan sắc. Tuy nhiên, đây là điều cấm kỵ tại Lễ hội Lạc đà Quốc vương Abdulaziz, diễn ra gần thủ đô Riyadh - Ả Rập Saudi.

Vì vậy, 12 con lạc đà dự thi đã bị loại khỏi cuộc thi vì bị chủ tiêm cho chất botox. Chuyện gian lận cũng không có gì quá khó hiểu khi số tiền thưởng cho lễ hội kéo dài 28 ngày này lên tới 57 triệu USD, trong đó 31,8 triệu USD dành cho con đoạt giải nhất.

Mỗi năm, cuộc thi thu hút khoảng 30.000 ứng viên tham gia các hạng mục như "tay đua" lạc đà, "bé ngoan" lạc đà hay "hoa hậu" lạc đà. Vào năm 2017, ban tổ chức đã công bố một cuốn cẩm nang mới dành cho các ứng viên với quy định rõ ràng: "Những thí sinh bị phát hiện bơm môi, cạo hay nhuộm lông bất cứ phần nào trên cơ thể hoặc thay đổi vẻ đẹp tự nhiên đều không được phép tham dự".

Lạc đà bị loại khỏi cuộc thi nhan sắc vì... tiêm botox - 1

Các lạc đà tham dự cuộc thi ở Ả Rập Saudi. Ảnh: Reuters

Lạc đà bị loại khỏi cuộc thi nhan sắc vì... tiêm botox - 2

Số tiền thưởng lên tới 57 triệu USD nên nhiều người đã tim cách gian lận. Ảnh: Reuters

"Người ta tiêm botox vào mũi, môi trên, môi dưới và cả hàm của lạc đà. Điều này giúp cho đầu của nó phồng lên và mọi người trầm trồ khen ngợi khi con lạc đà tiến vào" - ông Ali Al Mazrouei, con trai của một nhà gây giống hàng đầu ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nói.

Không chỉ tận dụng công nghệ làm đẹp, một số người còn tìm cách dùng thủ thuật "chay" để tân trang nhan sắc cho lạc đà, như "kéo môi". "Họ dùng tay kéo môi lạc đà mỗi ngày để làm nó dài hơn. Sau đó, họ còn tiêm các loại hoóc môn để làm cho chúng trông nở nang cơ bắp hơn. Mọi người đều muốn thắng cuộc" - ông Ali Obaid, người hướng dẫn của cuộc thi, cho biết.

Trả lời phỏng vấn hãng Reuters, trưởng ban giám khảo cuộc thi, ông Fawzan al-Madi, nói: "Lạc đà là biểu tượng của Ả Rập Saudi. Trước đây, chúng tôi bảo tồn chúng vì sự cần thiết, còn bây giờ là để tiêu khiển". 

Những năm gần đây, hoàng gia Ả Rập Saudi đã nâng cấp lễ hội lạc đà thành một sự kiện đề cao các khía cạnh văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy cải cách xã hội.

Lạc đà điềm nhiên “yêu” giữa đường gây ách tắc giao thông

Hai con lạc đã đã gây ách tắc giao thông trên sa mạc khi chúng “yêu” nhau giữa đường ở Dubai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Hạnh - Washington Post, Daily Mail (Người lao động)
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN