‘Đào tạo bác sĩ phẫu thuật dễ như dạy chó’ giành giải Ig Nobel

Đào tạo bác sĩ bác sĩ phẫu thuật dễ như đào tạo cá heo hay chó; một số loại tiền bẩn nhất thế giới; ăn pizza tốt cho sức khỏe; và thiết bị thay thế bỉm là những kết quả nghiên cứu khoa học được trao giải Ig Nobel năm nay.

Nhóm nghiên cứu người Nhật Bản nhận giải Ig Nobel năm nay cho nghiên cứu đo lường lượng nước bọt của một đứa trẻ 5 tuổi. (Ảnh: Kyodo)

Nhóm nghiên cứu người Nhật Bản nhận giải Ig Nobel năm nay cho nghiên cứu đo lường lượng nước bọt của một đứa trẻ 5 tuổi. (Ảnh: Kyodo)

Ig Nobel là giải thưởng nhại lại giải Nobel, được trao tặng vào đầu mùa thu hàng năm - gần thời gian mà giải Nobel chính thức được công bố – cho 10 thành tựu mà "đầu tiên làm con người cười, sau đó làm họ suy nghĩ". Mục đích chính của giải là tạo không khí vui vẻ nhằm khuyến khích nghiên cứu. Có nhiều nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel năm nay thì sau đó lại đoạt giải Ig Nobel hoặc ngược lại.

Những công trình được chọn để trao giải đa số các nghiên cứu khoa học mang tính hài hước, thậm chí có phần hoang tưởng. Đơn vị tổ chức giải thưởng là tạp chí Annals of Improbably Research.

Nằm trong số người được trao giải Ig Nobel năm nay, nhóm nhà khoa học Karen Pryor, Theresa McKeon và  Dr. I. Martin Levy chỉ rằng phương pháp huấn luyện động vật có thể dùng để đào tạo các bác sĩ phẫu thuật tốt hơn. 

Nói ngắn gọn là một thiết bị cơ khí phát ra âm thanh tích tắc đơn giản có thể giúp tăng cường thói quen tốt. 

“Theo truyền thống, các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm sẽ huấn luyện cho bác sĩ trẻ hơn và họ làm việc đó khá khó khăn”, vì họ chịu sức ép và lo lắng nguy cơ thất bại, bà Pryor, một nhà khoa học, nhà văn và là người huấn luyện động vật đã nghiên cứu hệ thống này nhiều năm, nói. 

“Với các tiếp cận của chúng tôi, họ nhận thấy có thể sử dụng các công cụ bằng sự tự tôn và bình tĩnh tuyệt vời, rồi họ họ biến thành những bác sĩ thoải mái, dễ chịu”, bà nói. 

Theo bài đăng trên tạp chí Khoa học chỉnh hình và khám phá, nhóm nghiên cứu nói rằng các bác sĩ phẫu thuật trải qua quá trình huấn luyện tương tự như động vật đã thực hiện phẫu thuật với độ chính xác rất cao. 

Nhà nghiên cứu người Hà Lan Andreas Voss và đồng nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra rằng mầm bệnh sống lâu hơn trên 7 loại tiền giấy, gồm euro, đô la Mỹ, đô la Canada, đồng dirham của Morocco, kuna của Croatia, leu của Romania và rupee của Ấn Độ. 

Họ kết luận rằng đồng tiền của Romania có sợi polymer để ngăn tình trạng làm tiền giả và tăng độ bền, vì thế loại tiền này cũng khuyến khích sự phát triển và lây lan của các mầm bệnh kháng thuốc. Nhóm nghiên cứu cho rằng nên sử dụng tiền nhựa và thanh toán điện tử. Nhà nghiên cứu người Ý Silvano Gallus được trao giải vì khám phá rằng món bánh pizza tốt cho sức khỏe, vì các nguyên liệu được làm pizz có trong chế độ ăn uống Địa Trung Hải.

Lễ trao giải thường niên lần thứ 29 tại ĐH Havard không phải được được trao tặng bởi các nhà khoa học giành giải Nobel thực sự, mà được dựng thành một vở kịch nhỏ mang tên “Các sinh vật thực hành”. Người thắng giải này nhận được 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwea, số tiền gần như không có giá trị gì. Và mỗi cá nhân được đọc một bài phát biểu ngắn khi một phụ nữ rên rỉ câu: “Dừng lại đi. Tôi chán quá rồi”. Màn diễn hài năm này còn có nội dung tưởng nhớ nhà vật lý học giành giải Nobel Roy Glauber, một người khiêm tốn và hài nước từng nhiều lần dự lễ trao giải Ig Nobel. Ông qua đời vào tháng 12 năm ngoái ở tuổi 93. 

Nghiên cứu đời sống tình dục của chuột đoạt giải Ig Nobel

Theo đó, chuột mặc quần vải polyester hoặc polyester pha với cotton sẽ ít quan hệ tình dục hơn những con mặc quần cotton,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - Huffpost ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN