Chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực "vòng tròn lửa" kỳ thú

Những người ưa thích ngắm các hiện tượng lạ trên bầu trời tại các vùng từ tây Phi đến Bán đảo Ả Rập, Ấn Độ và Đông Á đã có dịp được chứng kiến hiện tượng "vòng tròn lửa" đầy kỳ thú hôm 21.6 vừa qua.

Người dân ở nhiều nơi trên thế giới đã được chứng kiến hiện tượng nhật thực "vòng tròn lửa" hôm 21.6 vừa qua (Ảnh: Universe Today)

Người dân ở nhiều nơi trên thế giới đã được chứng kiến hiện tượng nhật thực "vòng tròn lửa" hôm 21.6 vừa qua (Ảnh: Universe Today)

“Vòng tròn lửa” là tên gọi một dạng nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng nằm xen giữa Trái đất và Mặt trời, nhưng lại không đủ gần để che khuất hoàn toàn ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống hành tinh của chúng ta, và tạo nên một đường viền sáng có dạng đĩa hoặc hình lưỡi liềm mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy.

Dù xảy ra hàng năm hoặc 2 năm 1 lần, nhưng hiện tượng này chỉ có thể được nhìn thấy ở một số ít khu vực trên Trái Đất.

“Hiện tượng nhật thực một phần này chỉ có thể nhìn thấy rõ nhất ở khoảng 2% phần trăm bề mặt Trái Đất,” Florent Delefie, một nhà thiên văn tại Đài thiên văn Paris, cho hay, "Nó hơi giống như việc chuyển từ bóng đèn 500 watt sang bóng đèn 30 watt, ánh sáng rất yếu và bạn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.”

Ảnh chụp một phần hiện tượng "vòng tròn lửa" tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ hôm 21.6 vừa qua (Ảnh: Reuters)

Ảnh chụp một phần hiện tượng "vòng tròn lửa" tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ hôm 21.6 vừa qua (Ảnh: Reuters)

 Nơi đầu tiên được chiêm ngưỡng "vòng tròn lửa" là ở phía đông bắc Cộng hòa Congo, vào lúc 5 giờ 56 phút sáng (giờ địa phương), chỉ vài phút sau khi Mặt Trời mọc. Đây cũng là thời điểm hiện tượng này kéo dài nhất, với thời gian 1 phút 22 giây.

Nhưng phải tới các khu vực phía đông trên châu Phi và châu Á, chúng ta mới được chứng kiến hiện tượng trên với độ sắc nét tối đa. Nơi được cho là có quầng sáng Mặt Trời bao quanh Mặt trăng một cách hoàn hảo nhất là bang Uttarakhand phía bắc Ấn Độ, ở địa điểm gần biên giới Trung Quốc vào lúc 12 giờ 10 phút trưa (giờ địa phương).

Và dù có cảnh quan ngoạn mục hơn, nhưng thời gian cho sự đối xứng hoàn hảo nhất giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời lại kéo dài ngắn hơn, chỉ vỏn vẹn 38 giây.

Một phần hiện tượng "vòng tròn lửa" được chụp tại thủ đô Kathmandu, Nepal hôm 21.6 (Ảnh: Reuters)

Một phần hiện tượng "vòng tròn lửa" được chụp tại thủ đô Kathmandu, Nepal hôm 21.6 (Ảnh: Reuters)

Thậm chí, ở một số khu vực như tại thủ đo Nairobi, Kenya, các nhà quan sát chỉ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần, do bầu trời bị các đám mây che phủ suốt vài giây, vào đúng thời điểm Mặt trăng gần như che khuất hoàn toàn Mặt trời.

Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra hôm 21.6 vừa qua kéo dài khoảng 4 giờ, và Đài Loan nơi được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc cuối cùng của hiện tượng này.

Người dân ở 2 nửa bán cầu thuộc 14 quốc gia có thể nhìn thấy nhật thực, nhưng không phải nơi nào cũng có thể được chứng kiến hiện tượng "vòng tròn lửa". Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết cũng là yếu tố rất quan trọng để có thể nhìn thấy hiện tượng này một cách rõ ràng.

Một nhóm người ngắm nhật thực tại Gandhinagar, Ấn Độ hôm 21.6 vừa qua (Ảnh: Reuters)

Một nhóm người ngắm nhật thực tại Gandhinagar, Ấn Độ hôm 21.6 vừa qua (Ảnh: Reuters)

Hiện tượng nhật thực lần thứ 2 trong năm nay dự kiến sẽ xuất hiện 14.12 tới tại khu vực Nam Mỹ. Nhưng người dân tại đây sẽ không có cơ hội được chiêm ngưỡng “vòng tròn lửa”, do Mặt Trăng được dự báo sẽ ở gần Trái đất hơn một chút, nên sẽ che phủ hoàn toàn ánh sáng từ phía Mặt Trời.

Nguồn: [Link nguồn]

Cực hiếm: Quay được khoảnh khắc bão lớn và nhật thực xuất hiện cùng lúc

Những người yêu thiên văn và hay theo dõi thời tiết vừa được chứng kiến một khoảnh khắc có một không hai khi bão lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Reuters ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN