Vì sao giá tăng cao, doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn “khó thở”?

Chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ nội địa giảm, xuất khẩu giảm, khiến tồn kho tăng; nhiều nhà máy xi măng nguy cơ dừng chạy lò.

Giá đầu vào tăng quá cao

Theo ghi nhận của Báo Giao thông, hiện giá xi măng các loại đang ở ngưỡng 1,6-1,7 triệu đồng/tấn, tăng 400-500 nghìn đồng/tấn so với thời điểm bình thường. Lần tăng gần nhất là ngày 20/6, ghi nhận lần tăng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu năm (3 lần tăng, giá xi măng đắt thêm từ 220-270 nghìn đồng/tấn tùy từng thương hiệu).

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất xi măng không được hưởng lợi từ đà tăng giá này, ngược lại đang đứng trước nguy cơ dừng chạy lò do càng sản xuất càng lỗ.

“Mức tăng từ đầu năm vẫn chưa làm giảm bớt gánh nặng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, chúng tôi cũng đã phải dừng lò nghiền clinker do càng sản xuất càng lỗ”, một doanh nghiệp trong ngành xi măng vừa phải dừng 4 dây chuyền sản xuất cho biết.

Hiện giá xi măng các loại đang ở ngưỡng 1,6-1,7 triệu đồng/tấn, đắt hơn 400-500 nghìn đồng/tấn so với thời điểm bình thường

Hiện giá xi măng các loại đang ở ngưỡng 1,6-1,7 triệu đồng/tấn, đắt hơn 400-500 nghìn đồng/tấn so với thời điểm bình thường

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, hiện có nhiều nhà máy xi măng đang tính đến phương án dừng lò sản xuất.

Đơn vị này phân tích, hiện giá than nội địa đã tăng lên 4 triệu đồng/tấn, từ mức 1,8 triệu đồng/tấn trước đây. Giá than cám 4b nhập khẩu cũng tăng lên 5,5 triệu đồng/tấn.

Dù vậy, các doanh nghiệp cũng không thể mua được than, do lượng than được ưu tiên cho nhiệt điện. Việc nhập khẩu than cũng gặp nhiều trở ngại do khó thuê tàu vận chuyển, dù chấp nhận chi phí logistics cao ngất ngưởng.

Trong khi đó, tỷ trọng than trong giá thành sản xuất xi măng chiếm 35-40%.

Mặt khác, giá xăng dầu thế giới và trong nước cũng tăng hơn 50% trong 6 tháng đầu năm 2022, kéo theo sự gia tăng cước vận tải và logistics.

Ngoài ra, một nguyên liệu quan trọng nữa trong sản xuất xi măng là thạch cao cũng tăng giá 50%...

“Tất cả những tác động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất xi măng”, Hiệp hội xi măng Việt Nam đánh giá và ước tính, giá thành sản xuất xi măng khoảng từ 1,4-1,5 triệu/tấn, nhưng thực tế giá xuất ra thị trường chỉ khoảng từ 1,1-1,3 triệu/tấn.

Như vậy, doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ chịu lỗ từ 200-240 nghìn đồng/tấn. Chi phí sản xuất tăng mạnh buộc doanh nghiệp phải tính toán lại kế hoạch kinh doanh năm nay.

Xuất khẩu giảm, tồn kho tăng cao

Giá tăng cao, tiêu thụ thấp khiến hàng tồn kho xi măng đáng báo động, tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện nay.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, năm 2022, nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức khoảng 108 triệu tấn, trong khi tiêu thụ nội địa ước tính chỉ đạt 65 triệu tấn.

Sở dĩ tiêu thụ nội địa trở thành thứ yếu vì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng ước chỉ đạt hơn 27% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức 29% của cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư ít thì giải ngân vốn ít, kéo theo nhu cầu xi măng ở mức thấp.

Tỷ trọng than trong giá thành sản xuất xi măng chiếm 35-40%

Tỷ trọng than trong giá thành sản xuất xi măng chiếm 35-40%

Trong khi, báo cáo từ Tổng cục Thống kê, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker trong 6 tháng đầu năm đạt gần 16,2 triệu tấn, trị giá 740 triệu USD, giảm 22% về lượng, giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

2 thị trường xuất khẩu chính của xi măng, clinker Việt Nam là Trung Quốc và Philippines đều có mức sụt giảm nhập khẩu đáng kể trong nửa đầu năm 2022.

Với Trung Quốc, xuất khẩu xi măng giảm do nước này vẫn duy trì chính sách “Zero Covid” khiến là thị trường bất động sản của nước này tiếp tục suy yếu. Còn ở Philippines, xuất khẩu bị tác động bởi tình trạng vận tải biển khó khăn và giá cước cao…

Một nguyên nhân nữa, theo nhiều nhà phân phối, giá xi măng tăng cao nên người tiêu dùng không muốn xây sửa nhà, do thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh suốt 2 năm qua, thậm chí có nhà đang xây cũng tạm dừng.

Các nhà máy xi măng cho biết, có thể sắp tới sẽ phải làm việc lại với nhà phân phối để giảm giá nhiều hơn nhằm giải phóng hàng tồn.

Đồng thời, tái cơ cấu lại sản phẩm theo mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tối ưu hóa hạ tầng logistic, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý giá bán, kênh phân phối, hóa đơn điện tử…Tuy nhiên, trước mắt họ đang đối diện với vô vàn khó khăn như thua lỗ và dừng sản xuất.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư thông tin Coca-Cola Việt Nam bị thâu tóm

Liên quan việc báo chí nước ngoài đưa tin tập đoàn Swire Pacific của Anh có kế hoạch mua lại hoạt động sản xuất của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỉ USD, đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN