Tranh luận nóng về rút bảo hiểm xã hội một lần

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Việc rút bảo hiểm xã hội một lần trong nhiều trường hợp là nguồn tài chính vô cùng cần thiết để người lao động duy trì bảo đảm được phần nào cuộc sống trước mắt của họ”, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm nêu.

Cần có “phương án trung gian”

Sáng 23/11, Quốc hội thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nội dung rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, tranh luận.

Theo đại biểu Tô Văn Tám (tỉnh Kon Tum), Quốc hội khóa 13 đã ban hành Nghị quyết 93 năm 2015 để cho phép người lao động lựa chọn việc bảo lưu BHXH một lần. Đại biểu bày tỏ băn khoăn tại sao một chính sách nhân văn như vậy nhưng lại không được người lao động đồng tình?

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Như Ý

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (tỉnh Bắc Giang). Ảnh Như Ý

"Thực tế hoàn cảnh của mỗi gia đình là khác nhau, không phải ai cũng có chỗ dựa vững chắc và người thân, gia đình khi về già. Vì thế, Nhà nước cần có một giải pháp để đảm bảo và quy định mang tính nguyên tắc, định hướng, thậm chí là quy định bắt buộc để người lao động phải chuẩn bị từ sớm, từ xa khi tuổi già của mình và không để là một gánh nặng cho gia đình, xã hội", đại biểu Dương Khắc Mai (tỉnh Đắk Nông).

Vì vậy, ông Tám đề nghị tiếp tục làm rõ vấn đề này, đảm bảo sự phù hợp giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn cuộc sống. Nếu áp dụng phương án 1, đại biểu lo ngại rằng người lao động không đồng tình; còn phương án 2 thì cho phép người lao động được rút tối đa “không quá 50%” tổng số thời gian đóng. Do đó, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần tôn trọng, ghi nhận quyền của người đóng BHXH khi họ không còn điều kiện tham gia BHXH nữa.

Đồng thời nên quy định theo hướng người lao động được lựa chọn hưởng BHXH một lần và khi đó người lao động chỉ được rút phần mình đã đóng, còn phần mà người sử dụng lao động đóng thì “được Nhà nước bảo lưu” để họ tiếp tục đóng hoặc hưởng khi họ hết độ tuổi lao động.

Hiến kế về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Thịnh (tỉnh Bắc Giang) đề xuất giải pháp: Nên cho phép người lao động rút BHXH một lần nhưng cần có “phương án trung gian”. Đó là khi người lao động có nhu cầu rút BHXH một lần, trước mắt sẽ được dùng sổ bảo hiểm, xác định được số tiền rút một lần chuyển sang cơ quan Ngân hàng Chính sách thì sẽ được rút số tiền đó từ ngân hàng.

“Chi phí đó thì người lao động chịu mức lãi suất chính sách dưới 5%/năm. Khi nào người lao động quay trở lại thì sẽ phải đóng bổ sung số lãi đó và tiếp tục được tham gia BHXH”, ông Thịnh nêu, đồng thời nhấn mạnh, nên thu hút người lao động bằng các lợi ích chứ không nên giữ chân bằng cách hạn chế.

Được rút một cách thỏa đáng nhất có thể

Tranh luận, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (tỉnh Tiền Giang) cho rằng, nếu chọn Phương án 1 sẽ không đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động tham gia BHXH trước và sau khi luật này có hiệu lực. Bởi một trong những lý do chính khiến người lao động rút BHXH một lần trong thời gian qua là để bù đắp những khó khăn về mặt kinh tế để lo cho cuộc sống trước mắt.

Mặt khác, quy định như phương án 1 dễ dẫn tới nguy cơ sẽ không động viên được người lao động trẻ, người lao động mới tham gia khi tích lũy từ tiền lương và thu nhập còn rất thấp.

“Do vậy, việc rút bảo hiểm xã hội một lần trong nhiều trường hợp là nguồn tài chính vô cùng cần thiết để người lao động duy trì bảo đảm được phần nào cuộc sống trước mắt của họ”, đại biểu nêu.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (tỉnh Tiền Giang). Ảnh Như Ý

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (tỉnh Tiền Giang). Ảnh Như Ý

Như vậy sẽ không tạo động lực để người lao động trẻ, lao động mới tham gia BHXH, không thực hiện được nguyên tắc công bằng, bình đẳng của BHXH như quan điểm xây dựng luật đã nêu, khiến cho mục tiêu, ý nghĩa của chính sách không đạt được như Nghị quyết 28 của Trung ương đề ra.

Dự thảo đưa ra 2 phương án rút BHXH 1 lần:

Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:

Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận BHXH một lần.

Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH".

Còn nếu chọn phương án 2, người lao động vẫn có thể rút một lần như hiện nay nhưng mức rút chỉ là 50% trên tổng tích lũy của họ trước đó là không hợp lý, vì số tiền người sử dụng lao động đóng BHXH cho người lao động cũng là tiền của người lao động. Bên cạnh đó, việc chỉ được rút 50% chưa phải là một phương án tốt hỗ trợ cho người lao động khi họ đang phải đương đầu với những khó khăn ngay trước mắt của cuộc sống.

Đặc biệt hơn khi người lao động rút một lần lại là phụ nữ thì việc sử dụng những khoản tiền này chủ yếu dành cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Vì các lý do nêu trên, đại biểu kiến nghị ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động trực tiếp, có xem xét dưới góc độ giới để có được một phương án thấu đáo, đáp ứng được quyền lợi thực chất và nguyện vọng của người lao động về việc hưởng BHXH một lần.

Đại biểu ủng hộ phương án người lao động vẫn được rút BHXH một lần và được rút một cách thỏa đáng nhất có thể. Ngoài ra, cần có các hình thức hỗ trợ song song như tín dụng vốn vay ưu đãi cho người lao động kèm theo công tác vận động truyền thông để thay đổi nhận thức, hành vi giúp mọi người nhận diện được lợi ích lâu dài của việc tham gia bảo hiểm xã hội, từ đó tự nguyện cam kết thực hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Hết thời ép mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng

Để ngăn biến tướng bán bảo hiểm qua ngân hàng, Bộ Tài chính bổ sung nhiều quy định như: cấm tổ chức tín dụng tư vấn, giới thiệu, chào bán bảo hiểm liên kết đầu tư cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN