Nóng tuần qua: Lãi suất tiết kiệm liên tục biến động, mức cao nhất hiện nay là bao nhiêu?

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 kể từ đầu năm, loạt ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm của mình.

Loạt ngân hàng điều chỉnh mạnh lãi suất tiết kiệm, mức lãi 9%/năm biến mất khỏi thị trường

Theo biểu lãi suất tiết kiệm mới được công bố, hầu hết các ngân hàng đều giảm 0,5 điểm % tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống mức trần là 5%/năm.

Từ ngày 24/5, ngân hàng SHB đã giảm 0,3-0,5 điểm % với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn. Ngân hàng HDBank cũng giảm 0,5 điểm % lãi suất với tất cả kỳ hạn gửi dưới 6 tháng trên cả kênh quầy và online. Tương tự, LPBank cũng đã công bố biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân với mức lãi tối đa áp dụng cho kỳ hạn dưới 6 tháng là 5%/năm, áp dụng với cả kênh quầy và online.

Từ ngày 25/5, ngân hàng ABBank niêm yết lãi tiết kiệm cao nhất chỉ còn 8,5%/năm

Từ ngày 25/5, ngân hàng ABBank niêm yết lãi tiết kiệm cao nhất chỉ còn 8,5%/năm

Thậm chí nhiều ngân hàng còn giảm lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 4,5 – 4,8 điểm % như Ngân hàng Bản Việt, SeABank, TPBank.

Đặc biệt, dù đã niêm yết dưới mức trần 5%, các ngân hàng khối quốc doanh vẫn tiếp tục giảm thêm 0,5 điểm % lãi suất huy động áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 4,1 – 4,6%/năm.

Thậm chí một số ngân hàng cũng giảm thêm lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Mức lãi tiết kiệm 9%/năm đã hoàn toàn biến mất khỏi thị trường khi ngân hàng An Bình cũng đã giảm mạnh lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên. Trong đó, kỳ hạn 12 tháng khách hàng hưởng lãi 8,3%/năm, với kỳ hạn 18 đến 60 tháng, khách hàng chỉ còn hưởng lãi 8,5%/năm tương đương mức giảm tới 0,7%/năm trước kỳ điều chỉnh này.

Dù vậy, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn hiện nay khá đáng kể. Điển hình như tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất của một số ngân hàng nhỏ là 8 - 8,5%/năm, trong khi đó những ngân hàng quốc doanh và tư nhân lớn chỉ 6,8 – 7,2%/năm.

Tháng 4 có bao nhiêu nhà đầu tư tham gia vào sân chơi nóng?

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2023 có thêm 22.926 tài khoản mở mới, tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 11/2019. Số tài khoản mới của các nhà đầu tư cá nhân trong nước tháng 4 tăng 22.638 tài khoản, tăng 0,32% so với tháng trước. Các tổ chức trong nước tăng thêm 102 tài khoản chứng khoán.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài tăng thêm 186 tài khoản mới, bao gồm 171 tài khoản chứng khoán cá nhân mới và 15 tài khoản mới của các tổ chức. Trong tháng 4/2023, giao dịch của khối ngoại giảm đáng kể, chủ yếu là bán ròng (-2.860 tỷ đồng).

Tính đến cuối tháng 4/2023, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt hơn 7 triệu tài khoản, tương đương khoảng 7% dân số. Lũy kế 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới gần 161.610 tài khoản chứng khoán.

Khó khăn dòng tiền: Chủ đất "năn nỉ cấn trừ nợ", "rao bán phá giá" loạt đất nền

Do khó khăn dòng tiền, thị trường bất động sản ngày càng xuất hiện nhiều thông tin rao bán giảm giá, cắt lỗ, hy hữu có những trường hợp chấp nhận bán “phá giá”, thậm chí năn nhỉ gán đất trừ nợ...

Thực tế, thị trường bất động sản đến nay vẫn giữ nhịp độ trầm lắng, thông tin rao bán giảm giá, “cắt lỗ” ngày càng lan rộng tại nhiều khu vực. Cùng với áp lực tài chính lớn, một số nhà đầu tư đã chấp nhận bán “phá giá” để trả nợ.

Thông tin rao bán giảm giá, “cắt lỗ” nhà đất ngày càng lan rộng tại nhiều khu vực

Thông tin rao bán giảm giá, “cắt lỗ” nhà đất ngày càng lan rộng tại nhiều khu vực

Mới đây, tại Bắc Giang, một lô đất có diện tích 90m2 thuộc khu đấu giá trên địa bàn thị trấn Neo (huyện Yên Dũng), đang được rao bán với mức giá 2,3 tỷ đồng, tương đương 25,5 triệu đồng/m2.

Môi giới tên H. cho biết, mảnh đất này do chủ trúng đấu giá vào cuối năm 2021 với mức giá hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chủ nhà gặp khó khăn về tài chính nên chấp nhận bán rẻ hơn so với các lô đất xung quanh khoảng 200 - 300 triệu đồng.

Theo thống kê quý I/2023 của Bộ Xây dựng, phân khúc đất nền ghi nhận 67.268 giao dịch thành công. Qua số liệu cho thấy, lượng giao dịch đất nền trong quý vừa qua giảm gần 55% so với quý trước đó và giảm 56% so với cùng kỳ. Nếu so sánh số lượng trên với thời điểm thị trường diễn biến sôi động nhất (quý II/2022; lượng giao dịch đất nền là 213.018), lượng giao dịch đất nền đã giảm 68,4%.

Cổ phiếu hot nhất sàn chứng khoán bị ‘sờ gáy’

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có quyết định đưa cổ phiếu VNX của Công ty cổ phần VNG vào diện hạn chế giao dịch. VNZ đang có thị giá cao nhất thị trường, vừa qua gây chú ý với chuỗi phiên tăng mạnh, từng đưa mã này lên mức 1,35 triệu đồng/cổ phiếu.

Việc hạn chế giao dịch do VNZ chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công bố thông tin. Với việc bị đưa vào danh sách hạn chế, cổ phiếu VNZ sẽ chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày mai 25/5.

Giải trình về lý do chậm công bố báo cáo kiểm toán, VNZ cho biết đang thực hiện song song báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực quốc tế (IFRS). Nguyên nhân do công ty hiện hoạt động không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới, với 33 công ty con và 7 công ty liên kết.

Công ty có 18 công ty con, 1 quỹ xã hội – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại Việt Nam và 14 công ty con ở nước ngoài với các quy định về kế toán và pháp lý khác nhau. Do đó, VNZ cần nhiều khá nhiều thời gian để kiểm tra, đối chiếu, xác nhận các thông tin, đảm bảo số liệu của báo cáo tài chính thống nhất và đáp ứng chuẩn mực kế toán cả trong và ngoài nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỏ vàng Việt Nam từng lớn nhất nhì Đông Nam Á có trữ lượng khủng cỡ nào?

Đây là mỏ vàng được khai thác từ lâu và có trữ lượng lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN