Nóng tuần qua: Có 100 triệu đồng gửi ngân hàng thu được bao nhiêu lãi?
Theo khảo sát từ các nhà băng, mức lãi tiết kiệm đang có sự chênh lệch lớn ở các kỳ hạn.
Lãi tiết kiệm liên tục điều chỉnh, có 100 triệu gửi tiết kiệm thu được bao nhiêu tiền lãi?
Theo đó, ở kỳ hạn 1 tháng lãi tiết kiệm đang được các nhà băng niêm yết dao động từ 3,3%/năm đến cao nhất là 4,75%/năm. Tương đương số lãi thu được từ 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này dao động từ 275.000đ đến 396.000đ.
Với kỳ hạn 3 tháng, lãi tiết kiệm đang được các nhà băng niêm yết dao động từ 4,1%/năm đến 4,75%/năm, với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm số lãi khách hàng thu được dao động từ 1,025 triệu đồng đến 1,188 triệu đồng. Tại kỳ hạn 6 tháng, với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này, số lãi thu được dao động từ 2,5 triệu đồng đến 3,775 triệu đồng.
Ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất khiến tiền lãi cũng thay đổi theo
Tại kỳ hạn 12 tháng, với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này, số lãi khách hàng thu được dao động từ 6,3 triệu đồng đến 7,9 triệu đồng. Tại kỳ hạn 13 tháng, với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm, số lãi khách hàng thu được dao động từ 6,5 triệu đồng đến 8,233 triệu đồng tương đương lãi cao nhất là 7,6%/năm.
Với kỳ hạn 36 tháng, biểu lãi tiết kiệm được các ngân hàng niêm yết dao động từ 6,3%/năm đến 7,9%/năm. Tương đương, số lãi khách hàng thu được từ 100 triệu đồng gửi tiết kiệm dao động từ 18,9 triệu đồng đến 23,7 triệu đồng.
Dù lãi tiết kiệm liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm thời gian qua tuy nhiên nhiều người cho biết vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm với kỳ hạn chủ yếu từ 6 tháng trở lên cho khoản tiền nhàn rỗi, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác không thật sự khởi sắc.
Ứng tiền cho nhân viên không rõ ràng, công ty quản lý quỹ bị xử phạt 175 triệu đồng
Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Đại Chúng đã tạm ứng cho một số nhân viên chi phí hoạt động nhưng không có nội dung công việc cụ thể
Chiều 11-8, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định 672/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (tầng 9, tòa nhà Hapro Building, số 11B phố Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP Hà Nội).
Theo đó, Công ty CP Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam đã bị phạt 175 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 27 Nghị định 156/2020/NĐ-CP - quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do vi phạm quy định về đầu tư tài chính.
Cụ thể, Công ty CP Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam đã thực hiện tạm ứng chi phí hoạt động của mình cho một số nhân viên nhưng không có nội dung công việc cụ thể.
Loạt "ông lớn" bất động sản nợ thuế “khủng”, DN nợ nhiều nhất 6.146 tỷ đồng
Theo Cục Thuế TP.HCM, tổng mức nợ thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là hơn 53.000 tỷ đồng. Trong danh sách đó có nhiều "ông lớn" ngành địa ốc, doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất tới 6.146 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách này là khoản nợ thuế "khủng" lên đến gần 6.150 tỷ đồng của Công ty TNHH Quốc tế Thế kỷ 21, TP.Thủ Đức (Công ty thành viên của Novaland).
Công ty TNHH Quốc tế Thế kỷ 21, TP.Thủ Đức (Công ty thành viên của Novaland) nợ thuế gần 6.150 tỷ đồng
Tiếp đến là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thuận Việt - một DN cũng đang nợ thuế 2.696 tỷ đồng - được UBND TP.HCM giao thực hiện dự án 1.330 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm. Tuy nhiên, dự án này với tên gọi New City Thủ Thiêm sau đó bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra Công ty Thuận Việt tự ý thay đổi thiết kế từ dự án tái định cư sang nhà ở thương mại trái luật.
Trong số các công ty nợ nghìn tỷ tiền thuế, còn có Công ty Đầu tư Golden Hill (quận 1) nợ 1.289 tỷ đồng, Công ty Địa ốc Sông Tiên nợ 1.010 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil nợ 1.531 tỷ đồng,...
Ngoài ra, trong danh sách nợ thuế "khủng" còn có các DN tên tuổi khác cũng nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế như: Công ty CP Phát triển và Kinh doanh nhà nợ gần 436 tỷ đồng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nợ 616 tỷ đồng, Tập đoàn Đất Xanh nợ 210 tỷ đồng, Tập đoàn Danh Khôi nợ 100 tỷ đồng…
Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty Thuốc lá Thăng Long phải di dời khỏi nội đô
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký quyết định ban hành danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố (đợt 1).
Trong danh mục 9 cơ sở nhà, đất phải di dời có một số cơ sở có diện tích rất lớn, nằm ở vị trí đắc địa.
Cụ thể, Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (HABECO) tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình có diện tích hơn 52.000m2.
Tại quận Thanh Xuân, phần đất mà Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tại địa chỉ tại 235 Nguyễn Trãi có diện tích hơn 64.000m2, bao gồm hệ thống nhà kho vật tư phục vụ sản xuất và nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai.
Theo quy hoạch được UBND thành phố phê duyệt, khu vực này sẽ là đất công cộng của thành phố và phần hỗn hợp dịch vụ thương mại, nhà ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.
Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, địa chỉ tại số 551 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên) có diện tích hơn 200 nghìn m2, bao gồm trụ sở Cty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Phần đất này được quy hoạch là đất công cộng thành phố.
Tổng kho xăng dầu Đức Giang, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang (Long Biên) có diện tích hơn 159.000m2, đang là bể chứa xăng dầu. Bên cạnh đó có cơ sở nhà , đất của Công ty In Báo Nhân dân Hà Nội (15 Hàng Tre, Hoàn Kiếm); Công ty TNHH MTV In Báo Hà Nội Mới (35 Nhà Chung, Hoàn Kiếm); Công ty TNHH MTV in và thương mại Thông tấn xã Việt Nam (70/342 Khương Đình, Thanh Xuân); Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp (số 167/6 Phương Mai, Đống Đa); Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam (Phúc Diễn, Nam Từ Liêm).
Nguồn: [Link nguồn]
Đây cũng là nước đưa tiền polymer vào sử dụng đầu tiên trên thế giới.