Vay 16 triệu USD để làm bộ SGK nhưng “phá sản”: Bộ Giáo dục Đào tạo lên tiếng

Sự kiện: Giáo dục

Bộ GD&ĐT đã chính thức có phản hồi thông tin liên quan đến việc sử dụng 16 triệu USD vốn vay ODA để tổ chức biên soạn một bộ SGK.

Trong danh mục 32 cuốn SGK lớp 1 do Bộ GD&ĐT phê duyệt và công bố thì không có bộ sách nào do Bộ GD&ĐT biên soạn. Tức là bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn đã bị phá sản.

Từ đây, dư lận xã hội đã đặt câu hỏi 16 triệu USD được thiết kể để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ SGK sẽ được thực hiện vào việc gì khi bộ sách bị phá sản?

Trả lời những thắc mắc này của dư luận, Bộ GD&ĐT đã chính thức có phản hồi thông tin liên quan đến việc sử dụng 16 triệu USD vốn vay ODA để tổ chức biên soạn một bộ SGK.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Trung học thì: Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) có sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD; trong đó 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình GDPT mới.

Bộ GD&ĐT đã chính thức có phản hồi thông tin liên quan đến việc sử dụng 16 triệu USD vốn vay ODA để tổ chức biên soạn một bộ SGK.

Bộ GD&ĐT đã chính thức có phản hồi thông tin liên quan đến việc sử dụng 16 triệu USD vốn vay ODA để tổ chức biên soạn một bộ SGK.

Số tiền này được dùng để trả thù lao cho tác giả, tổ chức triển khai biên soạn, biên tập, thực nghiệm và thẩm định SGK. Ngoài ra, có một phần kinh phí làm SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, SGK chữ nổi Braile phục vụ cho học sinh khiếm thị.

Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, cũng như bất cứ dự án ODA nào, trong Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong Hiệp định, Sổ tay thực hiện dự án các cấu phần cụ thể với nguồn kinh phí tương ứng.

Trong quá trình thực hiện sẽ giải ngân từng hạng mục cụ thể. Để giải ngân được phải xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm theo đúng thiết kế ban đầu, được Nhà tài trợ cấp Thư không phản đối...

Việc rút vốn được thực hiện theo tiến độ thực hiện và tuân thủ quy trình quy định của pháp luật với sự phê duyệt của Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới.

Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn SGK theo thiết kế ban đầu của Dự án và đã tổ chức việc biên soạn SGK theo phương án xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được khoản kinh phí này và đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình mới.

Trước câu hỏi: “Tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không tính phương án trả lại 16 triệu USD?”, ông Thành cho biết, để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ngoài biên soạn sách giáo khoa còn một loạt công việc như: biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; tổ chức bồi dưỡng khoảng một triệu giáo viên, cán bộ quản lý; mua sách giáo khoa cho thư viện trường phổ thông vùng khó khăn để học sinh được mượn sách học, đảm bảo quyền học tập công bằng... Thực hiện các việc này cần nguồn kinh phí lớn hơn nhiều, ngoài ngân sách nhà nước rất cần các nguồn xã hội hóa.

Nếu không tái cơ cấu để sử dụng nguồn vốn vay 16 triệu USD, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn phải dùng ngân sách để chi cho các việc cần thiết trên.

Vì vậy, Bộ đang đàm phán với WB tái phân bổ nguồn kinh phí thiết kế cho biên soạn sách giáo khoa vào các hợp phần trong khuôn khổ dự án. Tất cả các vấn đề liên quan đến kinh phí của dự án đều phải được sự chấp thuận và giám sát của Ngân hàng thế giới, quy chế của Bộ Tài chính và hệ thống pháp luật, thanh tra, kiểm toán.

Chiều 22/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sau hai vòng thẩm định, 38 trên 49 bản thảo của chín môn sách giáo khoa lớp 1 đáp ứng đủ 13 tiêu chí theo Thông tư 33, 11 bản thảo sáu môn "Không đạt". Ngày 21/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phê duyệt 32 cuốn của tám môn. Riêng Tiếng Anh lớp 1 chưa phê duyệt do là môn tự chọn.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế khi có tới 24 cuốn, hợp thành 4 bộ sách, được phê duyệt. Hai nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm TP HCM, mỗi cơ sở có bốn cuốn, hợp thành một bộ sách hoàn chỉnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ GD-ĐT công bố 32 sách giáo khoa của 8 môn học, hoạt động giáo dục

Bộ GD&ĐT vừa công bố các bộ/cuốn sách giáo khoa (SGK) đã vượt qua vòng thẩm định để áp dụng giảng dạy từ năm học...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN