Từ vụ trẻ mầm non đánh bạn dã man ở Bắc Giang, cách nhận diện con có khuynh hướng bạo lực

Sự kiện: Dạy con

Bé gái 2 tuổi bị bạn cùng lớp đánh đập dã man ở Bắc Giang khiến người xem thật sự xót xa. Trẻ mầm non đánh bạn nếu không uốn sớm, lớn lên sẽ có khuynh hướng bạo lực. Hãy chú ý điều này để nhận diện khuynh hướng bạo lực ở trẻ.

Trẻ mầm non đánh bạn

Vụ việc đau lòng trẻ mầm non đánh bạn xảy ra tại cơ sở mầm non Vân Vũ (Việt Yên, Bắc Giang) thêm một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về trẻ có xu hướng bạo lực. Theo đó, cháu V. Đ. Q., 2 tuổi bị cháu T. Q. T., 3 tuổi, là học sinh Trường Mầm non Tăng Tiến được gửi tại nhóm trẻ Vân Vũ vào các ngày thứ 7 hằng tuần đã cắn và đánh cháu Q dã man. Cùng với T, một số bạn khác cũng lao vào đánh vào đầu, trèo lên người Q để đánh bạn. 

Hình ảnh từ camera cho thấy khi lũ trẻ đánh bạn, không thấy sự can thiệp của cô giáo đứng lớp.

Những vết thương trên cơ thể bé gái 2 tuổi bị bạn cùng lớp đánh đập dã man khiến người xem thật sự xót xa. Nhiều người phải rùng mình bởi hành vi "ra đòn" rất tàn nhẫn của bé trai 3 tuổi.

Bé gái 2 tuổi bị bạn đánh dã man ở Bắc Giang. Ảnh TL

Bé gái 2 tuổi bị bạn đánh dã man ở Bắc Giang. Ảnh TL

Việc trẻ mầm non đi học "va chạm" bạn bè, tranh giành đồ chơi với nhau không phải là không có. Thế nhưng, bạo lực dã man bạn bè là điều không thể chấp nhận. Chuyên gia tâm lý Lê Khanh- Giám đốc tại Phòng Tư vấn Tâm lý Gia Đình và Trẻ em cho rằng, trẻ đánh trẻ ngày càng nhiều, phản ánh rõ nét tình trạng bạo hành trong gia đình. Điều này cho thấy ảnh hưởng của hành vi và bầu khí gia đình lên đứa trẻ. Trẻ sẽ bắt chước hành vi của người lớn như bố mẹ đánh nhau, bố mẹ đánh con cái… để thể hiện bạo lực lên những bạn trẻ của mình. Độ tuổi bây giờ là 2 - 3 tuổi đã biết đánh bạn tàn nhẫn, nhưng độ tuổi này trẻ không có khả năng ý thức được hành động của mình. Chính bầu khí bạo hành trong gia đình mới lưu lại nhiều ảnh hưởng nhất cho trẻ em.

Trẻ ngày nay có xu hướng bạo lực sớm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, trong đó phần nhiều liên quan tới gia đình và việc tiếp cận bạo lực từ sớm thông qua internet. Có những trẻ thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề mình gặp phải. Bố mẹ không sâu sát với con, dễ bỏ qua những tín hiệu có liên quan đến xu hướng bạo lực của con từ nhỏ để uốn nắn, điều chỉnh sớm.

Chẳng hạn, trẻ thích tranh giành, thích bắt nạt… mà bố mẹ không dành thời gian cho con để uốn nắn, con sẽ phát triển những tính cách này. Đây là mầm mống của hành vi bạo lực.

Cha mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ chưa biết gì mà không kịp thời chỉ dạy. Hãy dạy trẻ quan tâm, yêu thương người xung quanh vì như vậy trẻ sẽ không muốn "làm đau" người khác. Trong mỗi giai đoạn phát triển của con, cha mẹ cần theo sát để kịp thời uốn con, chia sẻ với con để tránh trường hợp con bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới bạo lực.

Nhận diện con có khuynh hướng bạo lực

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, có nhiều biểu hiện cho thấy trẻ bắt đầu có khuynh hướng bạo lực mà nhiều cha mẹ vô tình không nhận ra. Khi không kịp thời điều chỉnh, chúng dần trở thành tính cách, nhân cách của trẻ. Chẳng hạn như: Trẻ thường hay bắt bạt, đánh bạn bè; trẻ hay nổi nóng vô cớ; quát nạt những người xung quanh; trẻ thích chơi game, xem phim có tính bạo lực…

Trẻ mầm non đánh bạn thường xuyên là những trẻ có khuynh hướng bạo lực. Khi trẻ có hành động bạo lực thường chúng không nhận ra hành vi của mình có ảnh hưởng đến người khác thế nào. Cha mẹ chính là người cần chỉ ra cho trẻ thấy điều đó. Cần trình bày với trẻ điều đó thật rõ ràng, dễ hiểu và nói ra với trẻ điều bạn luôn mong muốn.

Việc điều trị cho trẻ gặp xu hướng cư xử bạo lực cần thiết lập một kế hoạch điều trị cùng với một chuyên gia tâm lý. Cần tăng cường hành vi tích cực, tránh những hành vi tiêu cực, căng thẳng trong gia đình. Cha mẹ cũng nên có sự động viên, khen thưởng cho trẻ nếu trẻ có thái độ cư xử đúng đắn.

Ngoài ra, để giúp trẻ điều chỉnh hành vi của mình, cha mẹ nên lưu ý:

+ Theo dõi chặt chẽ việc trẻ tiếp cận chương trình game, tivi có khuynh hướng bạo lực.

+ Hãy làm mẫu cho trẻ những hành động mà bạn muốn trẻ thực hiện.Tấm gương của những người lớn trong gia đình có tác động vô cùng to lớn đối với trẻ vì trẻ thường bắt chước hành vi.

+ Đặt ra các giới hạn về các quy tắc trong gia đình để trẻ tuân theo. Không quá lới lỏng nhưng cũng không được hà khắc.

+ Bản thân cha mẹ, thầy cô, người lớn cũng cần học cách quản lý cảm xúc của mình. Mọi người cần ý thức để tự học, tự thực hành kỹ năng làm cha mẹ tích cực, người lớn tích cực.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ sinh bỏ ra ngoài khi đang học online, để máy tính lại cho em gái và cái kết bất ngờ

Đoạn clip được chia sẻ ngay lập tức nhận về hàng trăm ngàn lượt xem trên mạng xã hội. Theo tài khoản đăng tải clip...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thuận ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN