Trường học đề xuất nghỉ học thứ 7, Sở GD-ĐT TP HCM nói gì?

Sự kiện: Giáo dục

Tại hội nghị giao ban khối trung học của Sở GD-ĐT TP HCM vừa qua, nhiều hiệu trưởng đã đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7, đồng nghĩa phải xếp thời khóa biểu lên 9 tiết/ngày để bảo đảo chương trình giáo dục và kế hoạch của nhà trường

* Phóng viên: Thưa ông, nhiều trường đề xuất học 9 tiết/ngày để học sinh nghỉ vào thứ 7. Quan điểm của Sở GD-ĐT TP HCM như thế nào?

- Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM: Trước các ý kiến tại hội nghị giao ban vừa qua, quan điểm chỉ đạo của Sở GD-ĐT là đề nghị các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Trường dạy 2 buổi/ngày thì phải có kế hoạch phù hợp, thực hiện đúng quy định của chương trình.

Không ai quy định học sinh phải học thứ 7 và 9 tiết/ngày vì không hợp lý. Nếu mỗi ngày học 9 tiết, các em phải học 5 tiết buổi sáng từ 7 giờ đến trưa. Nếu có bán trú thì thời gian đi ra đi vào, buổi chiều thêm 4 tiết nữa, vậy đến 16 giờ 30 phút mới xong. Như vậy là không hợp lý, quá tải. Mỗi trường chịu trách nhiệm sắp xếp kế hoạch giáo dục, làm sao đảm bảo sức khỏe, tâm lý của học sinh.

Ông Hồ Tấn Minh nói về đề xuất cho học sinh nghỉ học thứ 7

* Như vậy, Sở GD-ĐT TP HCM có quy định rõ hay cho phép các trường được chủ động sắp xếp thời khóa biểu?

- Nhà trường không thể ép những nội dung không cần thiết để bắt học sinh học 9 tiết/ngày. Nếu ép học 9 tiết/ngày để thuận tiện cho nhà trường nhưng không khoa học, quá tải cho học sinh thì không nên, không thể kéo dài. 

Sở GD-ĐT TP HCM đã chỉ đạo xuyên suốt là ở bậc trung học không quá 8 tiết/ngày. Việc sắp xếp số tiết phải theo căn cứ khoa học, tâm lý, sức khỏe học sinh.

* Một số cơ sở giáo dục cho rằng để bảo đảm quy định 8 tiết/ngày thì phải bỏ bớt chương trình giáo dục của trường, trong đó có nhiều tiết học là thực hiện chương trình, đề án của TP như tiếng Anh, tin học… Như vậy liệu có ảnh hưởng đến học sinh?

- Trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục trong nhà trường là của hiệu trưởng. Còn kế hoạch thực hiện các chương trình thì nhà trường cần căn cứ theo nhu cầu tự nguyện của phụ huynh. Khi phụ huynh có nhu cầu đăng ký thì nhà trường tổ chức sắp xếp các lớp, bố trí trong các nội dung giáo dục. Khi học sinh đăng ký cái này thì tất nhiên phải bỏ bớt cái khác. Có nhiều đề án, chương trình như tiếng Anh, tin học, thể thao… nhưng không phải em nào cũng thích, cũng học hết. Vì vậy, không thể cái gì cũng muốn thêm vào chương trình để bắt học sinh phải học.

Theo ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Sở GD-ĐT TP HCM, việc dạy học phải vừa sức. Nếu học sinh học quá tải cũng không mang lại hiệu quả. Đối với khối 12, các trường đừng đặt nặng việc thực hiện chương trình của nhà trường bởi lộ trình các đề án không áp đặt đối với học sinh cuối cấp, cần tránh quá tải.

"Tôi hoan nghênh các trường thiết kế buổi 2 vừa sức, không đưa thêm chương trình vào để vượt ngưỡng, gây áp lực cho học sinh. Các chương trình đề án nên áp dụng cho học sinh khối 10, 11" - ông Tân nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ xếp loại khá, giỏi trong bằng tốt nghiệp THCS

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS của Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến xã hội đến ngày 2/12/2023 không đề cập đến việc xếp loại bằng trung bình, khá,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Trinh - Lê Duy ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN