Trẻ học online quá lâu, cha mẹ nên làm gì để bảo vệ mắt cho con?

Sự kiện: Giáo dục

Chuyên gia lo ngại với tình hình dịch bệnh phức tạp, thời gian ở trong nhà quá lâu cùng các thiết bị di động, lớp học trực tuyến sẽ khiến trẻ em mắc các tật về mắt.

Tại Diễn đàn “Chiến lược Tầm Nhìn 2030 hỗ trợ chăm sóc sức khỏe mắt ra sao sau đại dịch COVID-19?” mới đây, các chuyên gia thảo luận về những phương án thực hiện mục tiêu mà Chiến lược Tầm nhìn 2030 đề ra trong việc nâng cao dịch vụ chăm sóc mắt sau đại dịch COVID-19.

Bà Amanda Davis, Chủ tịch Tổ chức Phòng chống mù lòa Quốc tế khu vực Tây Thái Bình Dương chia sẻ về 3 mục tiêu chính được đặt ra đến năm 2030 bao gồm:  Không ai bị mất thị lực có thể phòng ngừa được và mọi người đều có được mức thị lực tốt nhất; Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức năng về mắt với chi phí hợp lý cho tất cả người dân mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu; Tăng cường nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mắt của bản thân, từ đó chủ động tiếp cận các dịch vụ mà không bị phân biệt đối xử.

Những thách thức trong quá trình thực hiện sáng kiến bao gồm việc chăm sóc sức khỏe mắt không được ưu tiên vì các cơ sở y tế tập trung điều trị và tăng cường bao phủ vắc-xin COVID-19 khiến khả năng tiếp cận của các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh khác bị suy giảm.

Ngoài ra, bệnh nhân hạn chế đến bệnh viện do sợ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19; hay thực trạng thiếu nhân sự chuyên môn trong việc truyền thông và nâng cao chất lượng của dịch vụ chăm sóc mắt, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Bác sĩ Noel Chua, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Bảo vệ Thị Giác cho biết: Đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng hiện có trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc mắt.

Tính đến tháng 12 năm 2021, sáng kiến đã tiếp cận được một triệu người thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức; khám sàng lọc cho 78.000 bệnh nhân; phát hiện suy giảm thị lực khoảng 11.000 bệnh nhân; tạo điều kiện cho 7/10 bệnh nhân được chẩn đoán và tư vấn; điều trị cho hơn 4.700 bệnh nhân (tương 6/10 bệnh nhân)….

Theo các chuyên gia, trước khi những hệ quả do COVID-19 gây ra chấm dứt, chúng ta nên cùng với trẻ thay đổi và cải tạo để học online hay làm việc tại nhà hợp vệ sinh mắt hơn.

Nên quan tâm tới tần suất học xen kẽ với thời gian giãn cách để mắt được nghỉ ngơi phù hợp.

Đối với trẻ, không bỏ mặc trẻ tự học tự chơi. Bố mẹ nên giám sát, bảo ban trẻ. Sau 1h học, nên nghỉ 5 phút; sau 2h học, nên nghỉ 15 phút. Không ra ngoài hay thả tầm mắt được thì cũng nhắm mắt lim dim, massage quanh mắt, chườm ấm nếu mắt mệt mỏi. Tổng giờ tương tác với màn hình: đừng quá 7h/ngày.

Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ áp dụng quy tắc nghỉ ngơi 20 giây sau mỗi 20 phút sử dụng màn hình, và hướng ánh mắt nhìn đi nơi khác ở khoảng cách hơn 20m.

Khi trẻ học online, mắt phải làm việc nhiều, vì thế ngoài cân đối dinh dưỡng chung, phải bồi dưỡng cho mắt. Rau, củ, quả màu đỏ hoặc vàng nên được ăn nhiều. Hải sản, các loại cá, nhuyễn thể rất tốt cho mắt và não.

Ngoài ra, cha mẹ cũng lưu ý gần gũi, tìm hiểu con cái xem chúng cần gì để giải quyết những bệnh mắt do học nhiều, bệnh mắt thường gặp.

Nguồn: [Link nguồn]

Dạy và học online: Làm sao để đánh giá thực chất?

Tháng 9, một nam sinh viên bị đuổi khỏi lớp học online tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Một nam sinh khác cãi tay đôi, thách thức thầy giáo tại Trường Cao đẳng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN